(HBĐT) - Vốn là địa bàn phức tạp về tệ nạn ma tuý của TP Hoà Bình. Thời điểm cao nhất, trên địa bàn phường Đồng Tiến có hàng chục người nghiện. Trước tình hình đó, Đảng uỷ, UBND phường đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu "3 giảm”, xây dựng địa bàn trong sạch...


Trong quá trình cai nghiện, cắt cơn, phục hồi, các học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh được đào tạo nghề mây, tre đan.

Đồng chí Lê Thị Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Tiến cho biết: Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống và cai nghiện ma tuý (PC&CNMT) trên địa bàn, những năm qua, phường đã phối hợp với các ngành, các cấp, lực lượng chức năng thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp. Trước hết là tập trung nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma tuý. Kịp thời phát hiện, triệt phá các đường dây, tụ điểm, đối tượng tội phạm về ma tuý hoạt động trên địa bàn. Cùng với đó, phường thực hiện đa dạng các hình thức cai nghiện. Ngoài việc lập hồ sơ đưa các đối tượng đi cai nghiện tập trung, UBND phường còn phân công các ngành, đoàn thể tổ chức giúp đỡ, động viên người nghiện cai tại gia đình và cộng đồng. Để công tác này đạt hiệu quả cao, phường đã triển khai một số mô hình hỗ trợ người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng. Điển hình như mô hình thí điểm cho người sau cai nghiện vay vốn phát triển sản xuất, ổn định đời sống; vận động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện...

Từ chương trình thí điểm cho người sau cai nghiện vay vốn theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg của Chính phủ, có nhiều người sau cai nghiện trên địa bàn phường Đồng Tiến bước qua lầm lỡ làm lại cuộc đời. Điển hình như anh Lê Ngọc Giao ở tổ 19. Là người nghiện ma tuý lâu năm, hiện đang điều trị bằng thuốc thay thế methadone được tiếp cận nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ cho người sau cai nghiện, anh được vay 10 triệu đồng. Từ số vốn ban đầu, anh Giao đã đầu tư chăn nuôi lợn. Ban đầu là 5 con, sau đó quay vòng vốn nâng lên 10 con và 20 con. Toàn bộ số lợn gia đình anh chăn nuôi đều tự giết mổ và bán thịt chứ không xuất bán lợn hơi. Do vậy, cuộc sống của gia đình anh từng bước ổn định. Mới đây, anh tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng. Số tiền này được đầu tư vào trồng cây ăn quả, bước đầu đem lại hiệu quả.

Cũng như phường Đồng Tiến, những năm qua, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) được đánh giá là đơn vị làm tốt công tác xây dựng địa bàn trong sạch không có tệ nạn ma tuý. Có được những kết quả này, theo đồng chí Bùi Văn Minh, Phó trưởng Công an thị trấn Kỳ Sơn là do địa phương đã làm tốt công tác đấu tranh phòng ngừa. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ người sau cai tái hoà nhập cộng đồng. Theo đó, nhiều người sau khi cai nghiện trở về đã được địa phương phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt việc hỗ trợ, cho vay vốn, tạo việc làm. Điển hình như anh Nguyễn Văn Phan ở Khu 1 là người nghiện ma túy nhiều năm. Sau khi đi tù 2 năm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trở về, được sự động viên của gia đình, địa phương, các ngành, đoàn thể và khu dân cư, anh đã bước qua mặc cảm, cai nghiện thành công. Sau khi đoạn tuyệt với ma tuý, anh được UBND thị trấn Kỳ Sơn tạo điều kiện cho thuê kiốt bán hàng tại chợ trung tâm thị trấn, nhờ đó từng bước tạo dựng cuộc sống ổn định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác điều trị, cai nghiện phục hồi trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, số người nghiện trên địa bàn tỉnh có 1.846 người. Trong đó, 1.522 người nghiện ngoài xã hội tại 139/210 xã, phường, thị trấn. Trong khi số người nghiện có xu hướng gia tăng thì công tác cai nghiện, phục hồi vẫn gặp khó. Theo thống kê, trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh chỉ tổ chức cai nghiện tập trung tại 2 cơ sở cai nghiện thuộc tỉnh quản lý cho 559 lượt người. Trong đó, có 329 lượt người cai bắt buộc, 278 lượt người cai tự nguyện; tổ chức điều trị bằng thuốc methadone tại cơ sở cai nghiện cho 136 người; cai nghiện tại cộng đồng cho 24 người; thực hiện hỗ trợ cai nghiện tại gia đình cho hơn 100 lượt người.

Chia sẻ về những khó khăn trong công tác PC&CNMT, đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Mặc dù có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác PC&CNMT nhưng trên thực tế chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hầu hết người nghiện và gia đình người nghiện còn có tâm lý né tránh. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật của Nhà nước về trình tự, thủ tục hành chính đề nghị, xem xét, quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chưa đồng bộ; tình hình người nghiện ma tuý, tội phạm buôn bán lẻ chất ma tuý ở cộng đông diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý sau cai nghiện. Đáng lưu ý, số người sử dụng các loại ma tuý tổng hợp có xu hướng gia tăng, trong khi chưa có phác đồ điều trị chuẩn đối với nhóm đối tượng nghiện các loại ma tuý này.

Từ thực tế đó, để thực hiện có hiệu quả công tác PC&CNMT trong tình hình hiện nay, theo đồng chí Nguyễn Đức Cường, các cấp, các ngành trong tỉnh cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng người nghiện ma tuý; nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma tuý, kịp thời phát hiện, triệt phá các đường dây, tụ điểm, đối tượng tội phạm về ma tuý; đẩy mạnh thực hiện Đề án đổi mới công tác điều trị cai nghiện ma tuý theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đề cao vai trò trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con em, người thân tham gia PC&CNMT; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp điều trị, cai nghiện phục hồi cho người nghiện; lồng ghép các chương trình phát triển KT-XH với công tác PC&CNMT. Huy động các nguồn lực và tăng cường xã hội hóa công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ vốn, cho vay vốn tạo việc làm, dạy nghề đối với người cai nghiện thành công; đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy... Từ đó nhằm thực hiện mục tiêu "3 giảm” (giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy).

Mạnh Hùng


Các tin khác


Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội

(HBĐT) - Thời gian qua, ngành BHXH đã đơn giản hóa và giảm đáng kể số lượng thủ tục, tạo thuận lợi cho các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Hiện tại, ngành BHXH tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường các biện pháp tiếp cận với người lao động...

Lời cảm ơn

(HBĐT)- Ban tổ chức lễ tang đồng chí Bùi Hải Quang và gia đình xin trân trọng cảm ơn:

Pheo - xóm “nhiều không” đang đổi mới

(HBĐT) - Xóm "nhiều không” nay đã khác, sức sống mới căng tràn khi điện lưới quốc gia được kéo về bản. Con đường đất, đá trắc trở ngày nào giờ được thi công khẩn trương. Niềm vui, niềm tin về một ngày đổi khác hiện rõ trên khuôn mặt của bà con miền sơn cước này.

Đã xác định danh tính 13 nạn nhân tử vong trong vụ cháy

Tối 23-3, cơ quan chức năng đã xác định danh tính của 13 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư Carina rạng sáng 23-3.

Thông báo tin buồn của gia đình đồng chí Bùi Hải Quang

(HBĐT) - Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN Tỉnh Hòa Bình; Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Yên Thủy; Đảng ủy Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hòa Bình; Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Yên Lạc và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: 

Dự án dân sinh - nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Từ năm 2015-2016, ChildFund Việt Nam đã phối hợp với UBND huyện Kim Bôi triển khai dự án dân sinh giai đoạn I, góp phần khắc phục những khó khăn, tồn tại trong phát triển sinh kế. Để duy trì và phát huy những kết quả đạt được, từ năm 2016, ChildFund Việt Nam triển khai dự án dân sinh giai đoạn II (2016- 2019) "Nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại 6 xã thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục