Tại giao ban báo chí sáng 11/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thông tin chuyên đề về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới với lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thông tin chuyên đề với lãnh đạo các cơ quan báo chí về tình hình phòng, chống dịch bệnh trong gia đoạn hiện nay. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước sớm nhất có ca mắc COVID-19. Ngay từ khi dịch xuất hiện ở nước ta, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đề ra chiến lược phòng, chống dịch. Chiến lược đó được nhất quán từ các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ đến các bộ, ngành. Nhờ thực hiện nhất quán chiến lược, sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia của các lực lượng nòng cốt, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chống dịch tốt nhất. Tính về tổng số ca mắc, hiện Việt Nam đứng thứ 176. Tính về số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 214/220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này thể hiện những vấn đề mang tính nguyên tắc, chiến lược của Việt Nam đến thời điểm này là hoàn toàn đúng đắn.

"Vấn đề này được quan tâm chú trọng từ đầu năm 2020, bởi thực tế nếu một nền y tế như Việt Nam mà nhiều người mắc COVID-19 sẽ hậu quả khôn lường. Do đó, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là toàn dân đã tích cực tham gia chống dịch. Về các bước đi, phương châm trong y tế, chúng ta nêu rất rõ là 5 bước: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị tích cực, những nội dung này đến giờ phút này không thay đổi" - Phó Thủ tướng nói.

Thực hiện chiến lược đã đề ra, đến nay, các biện pháp phòng, chống dịch không thay đổi. Trong từng thời kỳ cụ thể, có những lúc có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, năng lực thực tế nhưng các nguyên tắc mang tính chiến lược không thay đổi. Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu kép, vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, đồng thời tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận Việt Nam đã làm tốt hai nhiệm vụ. Về chi phí chống dịch của Việt Nam tính ở trên thế giới, các tổ chức quốc tế đánh giá vẫn là ở mức thấp, có tổn thất cũng lớn nhưng ít nhất nếu so sánh với nguy cơ. Điều này đã làm cho vị thế của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được nâng lên - Phó Thủ tướng khẳng định.

Đối với vấn đề vaccine, Phó Thủ tướng cho biết ngay từ giai đoạn đầu, xác định virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại lâu dài, vaccine chống dịch mới là giải pháp căn cơ, lâu dài, Việt Nam đã tìm mọi cách để có nguồn vaccine sớm nhất từ nhập khẩu, sản xuất trong nước để tiêm cho tất cả người dân. Việc này  Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đã ban hành Nghị quyết, giao trách nhiệm cho Bộ Y tế thực hiện. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, nguồn vaccine rất khan hiếm nên mặc dù Bộ Y tế rất nỗ lực nhưng từ giờ đến cuối năm chỉ có thể nhập được một số lượng ít, không thể có vaccine tiêm đại trà cho người dân cũng như chưa thể có tác động của vaccine vào miễn dịch cộng đồng một cách đáng kể. Chính vì vậy, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đang có hiện nay.

Trước làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, đối với một số nghi ngại về việc cần thiết giãn cách xã hội hay chưa, Phó Thủ tướng cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa cần thiết thực hiện. "Điểm này Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã khẳng định xuyên suốt: khoanh vùng gọn nhất, nhanh nhất, nếu chưa đủ chứng cứ để khoanh gọn, tạm thời khoanh vùng rộng hơn. Tuy nhiên, cần khẩn cấp xác định những yếu tố về dịch tễ để có thể thu hẹp, khoanh vùng lại; có sự điều chỉnh phù hợp với tinh thần, năng lực của Việt Nam. Mỗi một lần chống dịch, chúng ta cần nhìn nhận lại một cách rất nghiêm túc" - Phó Thủ tướng cho biết.

Liên quan đến công tác phòng, chống dịch tại địa phương, Phó Thủ tướng nêu rõ quan điểm của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 là giao trách nhiệm cho các địa phương trên tinh thần "4 tại chỗ", phát huy thẩm quyền của UBND tỉnh/thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương. Theo đó, các tỉnh căn cứ vào các hướng dẫn chuyên môn, xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động chuẩn bị vật tư, thiết bị cho địa phương theo kịch bản chung của toàn quốc; dựa trên các phân tích chuyên môn, các tỉnh có biện pháp chống dịch an toàn và thực hiện mục tiêu kép trên địa bàn...  Các tỉnh có đường biên giới cần kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh; xử lý nghiêm khắc các trường hợp nhập cảnh trái phép vi phạm pháp luật; kêu gọi người dân cùng tham gia vào việc phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Tinh thần chung của Chính phủ là kêu gọi mỗi người dân nhận thức ý thức rõ trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch truyền thống hiện nay - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


TP Hồ Chí Minh: Phát hiện 3 thuyền viên mắc COVID-19, nguy cơ dịch xâm nhập bằng đường thủy

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh ngày 10/5, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đã ghi nhận tàu MD-SUN trở về từ Philipines neo đậu tại phao số 5 (Phước Long, Nhà Bè) có 3 trong tổng số 19 thuyền viên trên tàu mắc COVID-19.

THÔNG BÁO KHẨN: Tìm người có tiếp xúc với ca dương tính với SARS CoV-2 tại tổ 15, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 10/5, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình phát ra Thông báo khẩn số 51 về việc tìm người có tiếp xúc với 02 ca dương tính với SARS CoV-2 tại tổ 15, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Giãn cách xã hội toàn thành phố Hòa Bình từ 0h ngày 10/5/2021

(HBĐT) - Trước diễn biến nguy hiểm, phức tạp của dịch bệnh, ngày 9/5/2021 UBND thành phố Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1718/QĐ-UBND về việc thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 15, ngày 27/03/2020 của Chính phủ, thời gian thực hiện bắt đầu từ 0h, ngày 10/5/2021 đến khi có thông báo mới.

Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng bị phê bình vì chậm trễ trong việc phòng chống dịch

UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành văn bản ngày 8/5 tăng cường một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện thành công công tác bầu cử.

Thành phố Hòa Bình tạm dừng hoạt động một số loại hình dịch vụ để phòng, chống dịch Covid-19 từ 18h00'''' ngày 08/5/2021

(HBĐT) - Thực hiện Thông báo số 89/TB-VPCP ngày 01/5/2021; Công điện số 570/CĐ-TTg ngày 02/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19; Công điện số 583/CĐ-BYT ngày 02/5/2021 của Bộ Y tế về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. UBND thành phố Hòa Bình đã ban hành văn bản số 1401/UBND-YT về việc tạm dừng hoạt động một số loại hình dịch vụ để phòng, chống dịch Covid-19.

Hãy luôn nhớ "5K"!

(HBĐT) - Đã cách ly tập trung đủ 14 ngày, có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 nhưng khi về nhà thì lại dương tính… tạo nên ổ dịch phức tạp. Cùng một lúc, Việt Nam xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch trải dài từ Bắc vào Nam. Đáng lưu ý, các ca nhiễm đều có lịch trình dày đặc, liên quan đến các khu công nghiệp và nhất là đi qua nhiều điểm thăm quan, nghỉ dưỡng nổi tiếng, thu hút đông đảo khách du lịch như: Hội An,  Sa Pa, các quán ăn ngon nổi tiếng của Hà Nội… Dịp nghỉ lễ  30/4 - 1/5, các bãi biển, khu vui chơi, giải trí vẫn ken đặc du khách, nhiều người trong số đó không đeo khẩu trang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục