Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh ngày 10/5, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đã ghi nhận tàu MD-SUN trở về từ Philipines neo đậu tại phao số 5 (Phước Long, Nhà Bè) có 3 trong tổng số 19 thuyền viên trên tàu mắc COVID-19.
Cụ thể, ngày 4/5, TP Hồ Chí Minh ghi nhận một ca mắc COVID-19 là thuyền viên tàu MD-SUN (đang neo tại phao Phước Long 5) hết hạn hợp đồng được lên bờ cách ly theo diện nhập cảnh. Qua xét nghiệm, thuyền viên này có kết quả dương tính với SASRS-CoV-2 và được Bộ Y tế công bố là bệnh nhân 3008.
Tiếp tục xét nghiệm 18 thuyền viên còn lại trên tàu theo đối tượng F1, cơ quan chức năng phát hiện 2 trường hợp dương tính nữa là bệnh nhân 3124 và bệnh nhân 3125; 16 thuyền viên còn lại và 74 người tiếp xúc với tàu trong quá trình vào bến, neo đậu, chuyển hàng... được chuyển đi cách ly tập trung.
TP Hồ Chí Minh có 60 cảng biển, đây là một trong những nguy cơ dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào thành phố.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm từ các thuyền viên mắc bệnh với các trường hợp làm việc liên quan đến con tàu này, Thành phố đã cách ly tất cả các thuyền viên và điều tra tất cả những người làm việc liên quan đến tàu; đã tiến hành cách ly tập trung 74 trường hợp có liên quan, tất cả đều có xét nghiệm lần 1 âm tính với SASR-CoV-2.
Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, ổ dịch tàu MD-SUN hiện chưa phát hiện lây nhiễm ra cộng đồng nhưng với số lượng lớn người xuống tàu và làm việc với thuyền viên, trong khi thuyền viên từ nước ngoài trở về không lên bờ nên không được xét nghiệm cũng như do đặc thù công việc, những người xuống tàu cũng không sử dụng được trang phục phòng hộ nên nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng không nhỏ. Ngoài ra, việc tàu neo đậu giữa sông nhiều ngày cũng là điều kiện thuận lợi cho việc xuống tàu và lên bờ bất hợp pháp mang theo mầm bệnh xâm nhập cộng đồng.
Bên cạnh việc điều tra, truy vết những người được phép làm việc liên quan với tàu (bao gồm lên tàu và không lên tàu), cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra trong quá trình neo đậu, có trường hợp thuyền viên nào lên bờ bất hợp pháp hoặc ngược lại, có trường hợp nào xuống tàu hoặc tiếp cận tàu bất hợp pháp nhằm truy vết đầy đủ, không bỏ sót bất cứ trường hợp nào có tiếp xúc với thuyền viên trên tàu.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh nhận định, hai đối tượng nguy cơ nhất tại bến cảng hiện nay là hoa tiêu và nhân viên điều độ, do đó cần tiêm vaccine cho nhóm đối tượng này và tăng cường hơn nữa trang bị phòng hộ. "Trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, nếu thực hiện không đúng, không đầy đủ thì nguy cơ lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Việc cho phép người trên bờ xuống tàu, người từ trên tàu lên bờ do lực lượng bộ đội biên phòng chịu trách nhiệm thực hiện. Bên cạnh các quy định về phòng hộ khi lên tàu thì việc giám sát cũng được đặt ra nghiêm ngặt", ông Nguyễn Trí Dũng nói.
Theo đó, để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 có thể xâm nhập bằng đường thủy, ngành y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu đơn vị quản lý cảng biển tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của các thuyền viên; kiểm soát chặt chẽ việc lên xuống tàu và ra vào cảng; triển khai phân luồng làm việc tại cảng, hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc trực tiếp giữa các công nhân và người lao động tại cảng với các thuyền viên trong thời gian làm hàng; tăng cường giám sát qua camera, đội ngũ tuần tra; lập danh sách và giám sát tất cả người có tiếp xúc trực tiếp vô cảng.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Đã cách ly tập trung đủ 14 ngày, có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 nhưng khi về nhà thì lại dương tính… tạo nên ổ dịch phức tạp. Cùng một lúc, Việt Nam xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch trải dài từ Bắc vào Nam. Đáng lưu ý, các ca nhiễm đều có lịch trình dày đặc, liên quan đến các khu công nghiệp và nhất là đi qua nhiều điểm thăm quan, nghỉ dưỡng nổi tiếng, thu hút đông đảo khách du lịch như: Hội An, Sa Pa, các quán ăn ngon nổi tiếng của Hà Nội… Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các bãi biển, khu vui chơi, giải trí vẫn ken đặc du khách, nhiều người trong số đó không đeo khẩu trang.
(HBĐT) - Tối 6/5, Sở GTVT ban hành Công văn số 1125/SGTVT-QLVT,PT&NL về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải. Để chủ động ngăn chặn, ứng phó kịp thời trước sự lây lan của dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách, Sở GTVT yêu cầu các bến xe khách, các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung sau:
(HBĐT) - Việc đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT đầy đủ theo quy định của Luật BHYT, nhưng không để vượt nguồn kinh phí được giao là bài toán đặt ra với ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh nói riêng. Từ năm 2018 trở lại đây, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cho các địa phương và phân bổ đến từng cơ sở KCB BHYT, nguồn kinh phí luôn được sử dụng hiệu quả, an toàn, không để vượt dự toán giao.
(HBĐT) - Ngày 7/5/2021, Sở Y tế ban hành văn bản số 1127 gửi Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về việc khẩn trương truy vết các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh COVID-19.
(HBĐT) - UBND TP Hòa Bình vừa có Công văn số 1325, chỉ đạo thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
(HBĐT) - Căn cứ tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm góp phần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để lây lan ra cộng đồng, Sở GTVT vừa có Văn bản số 1115/SGTVT-PCAT ngày 5/5/2021 chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, yêu cầu các tổ chức; phòng chuyên môn, nghiệp vụ sở; các đơn vị trực thuộc sở; các đơn vị quản lý bến xe khách, bến thủy nội địa; các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau: