(HBĐT) - Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Lạc Thuỷ tích cực triển khai cấp tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) đối với công dân, góp phần đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số.


Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Lạc Thuỷ thực hiện việc cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân xã Phú Thành.

Là một trong những công dân đầu tiên của xã được cấp tài khoản ĐDĐT, có mặt tại điểm cấp căn cước công dân (CCCD) lưu động xã Phú Thành để tích hợp các loại giấy tờ vào CCCD, ông Đoàn Viết Phẩm, thôn Sỏi cho biết: Khi địa phương tuyên truyền về lợi ích của việc cấp tài khoản ĐDĐT, mặc dù mới được cấp thẻ CCCD gắn chíp hơn 1 năm nhưng tôi vẫn đến đây để thực hiện việc cấp tài khoản ĐDĐT. Do đó, tôi mang theo CCCD gắn chíp điện tử cùng giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ BHYT, Công an huyện sẽ nhập các dữ liệu để tích hợp. 

Với vai trò là cơ quan thường trực thực hiện đề án, Công an huyện đã tham mưu UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo 06 huyện. UBND 10 xã, thị trấn và 112 khu dân cư thành lập tổ công tác Đề án 06 theo chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Theo đó, rà soát cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án 06 trên địa bàn.

Để triển khai hiệu quả Đề án 06, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH), Công an huyện tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức về việc cấp tài khoản ĐDĐT. Hiện tại, việc triển khai cấp tài khoản ĐDĐT cho công dân được Đội Cảnh sát QLHCVTTXH thực hiện đồng thời với việc cấp đổi CCCD và cấp cho các công dân đã có CCCD gắn chíp. Khi đăng ký tài khoản ĐDĐT, công dân có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ cá nhân như giấy phép lái xe, tài khoản ngân hàng, BHXH, BHYT... Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an sẽ tự động xác thực và tích hợp, với các tính năng bảo mật tuyệt đối trên điện thoại thông minh của công dân. 

Thiếu tá Ngô Xuân Hưng, Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHCVTTXH cho biết: Để người dân có thể thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử đảm bảo tin cậy, chính xác, nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả, thay thế việc thực hiện các giao dịch với phương pháp truyền thống như phải mang theo nhiều loại giấy tờ tùy thân, gặp mặt trực tiếp, từ ngày 25/2, Công an huyện triển khai việc cấp mã ĐDĐT cho công dân. Thời gian qua, Đội đã thực hiện cấp lưu động tại 100% xã, thị trấn, ưu tiên cho nhóm đối tượng là cán bộ UBND huyện, các xã, thị trấn và học sinh sinh năm 2004, 2007. Tính đến hết tháng 5, Đội đã cấp mới 1.058 CCCD, cấp lại 106 CCCD, cấp đổi 112 CCCD; giải quyết 3.345 hồ sơ đăng ký cấp tài khoản ĐDĐT, trong đó có 1.949 hồ sơ cấp cho nhóm học sinh lớp 9 và lớp 12 để kịp thời phục vụ việc đăng ký thi tốt nghiệp sắp tới (gồm 824 ĐDĐT cho đối tượng sinh năm 2004 và 1.125 ĐDĐT cho đối tượng sinh năm 2007).

Thượng tá Quách Đình Thi, Trưởng Công an huyện cho biết: Việc sử dụng tài khoản ĐDĐT không chỉ giúp công dân tiết kiệm thời gian mà còn giảm bớt được nhiều chi phí kèm theo. Các thông tin trong tài khoản ĐDĐT được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là dữ liệu gốc được Bộ Công an quản lý, do đó có tính bảo mật rất cao, không ai có thể mạo danh cá nhân, tổ chức trong thực hiện các giao dịch hành chính công. Thời gian tới, Công an huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung cấp cho từng đối tượng, từng nhóm đối tượng. Đồng thời bổ sung, hoàn thiện dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo cho hoạt động tạo lập ĐDĐT cho công dân, thông báo đầy đủ mã số định danh cho công dân. Thực hiện các biện pháp đảm bảo 100% công dân trong độ tuổi, đủ điều kiện được thu nhận CCCD gắn chíp, kết hợp thu nhận ĐDĐT khi có nhu cầu để thực hiện các tiện ích của đề án.


Đinh Thắng

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục