Nghề mây, tre đan thủ công ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) có từ lâu đời. Những năm qua, xã từng bước khôi phục, phát triển nghề truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại và dịch vụ Mường Pheo, xóm Tre, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Trước đây, bà con làm mây, tre đan chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia đình và buôn bán nhỏ lẻ trong vùng. Gần đây, nghề phát triển rộng cả về quy mô và giá trị, các sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chất lượng nâng cao, được nhiều nơi đặt mua, bày bán. Thành lập từ tháng 6/2021, HTX Nông nghiệp thương mại và dịch vụ Mường Pheo, xóm Tre chuyên nhận sản xuất, buôn bán các mặt hàng mây, tre đan thủ công, khởi đầu có 32 thành viên là những người còn lưu giữ, gắn bó với nghề. Đến nay, HTX có trên 150 thành viên, đều là phụ nữ trong xã, tạo việc làm ổn định, thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo, chủ yếu được làm thủ công, do đó thị trường ưa chuộng, HTX nhận được nhiều đơn hàng trong và ngoài tỉnh.
Chị Bùi Thị Yến, Giám đốc HTX Nông nghiệp thương mại và dịch vụ Mường Pheo cho biết: "Trước đây, các hộ làm mây, tre đan với mục đích bán lẻ, sử dụng trong sinh hoạt gia đình, chưa trở thành hàng hóa. Nhận thấy mặt hàng này có tiềm năng tiêu thụ lớn, lại tận dụng được thời gian lúc nông nhàn, không phải bỏ chi phí, các chị em chỉ cần nhận nguyên liệu, làm và trả công theo sản phẩm nên HTX ngày càng thu hút được nhiều người tham gia, tạo việc làm thường xuyên”.
Mặc dù không phải nghề chính nhưng mây, tre đan là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều lao động địa phương, nhất là hộ nghèo. Trung bình mỗi tháng, các thành viên trong HTX sản xuất được 1.500 - 2.000 sản phẩm gồm: rổ, hộp đựng, khay, giỏ hoa… được làm từ tre, mây và các vật liệu thân thiện môi trường… Sản phẩm rẻ nhất có giá 70.000 đồng, cao nhất trên 800.000 đồng tùy vào từng loại mẫu mã, kích thước. Hiện, sản phẩm của HTX được các công ty tại Hà Nội và nhiều tỉnh đặt hàng, ký hợp đồng thu mua thường xuyên, đầu ra ổn định. Nhiều chị em thuộc hộ nghèo, hạn chế sức lao động, sau khi tham gia HTX đã có thu nhập, cải thiện đời sống.
Chị Bùi Thị Phương thuộc hộ nghèo, thành viên HTX cho biết: "Tôi tham gia học và làm sản phẩm mây, tre đan từ năm 2022. Sức khỏe hạn chế, không làm được việc nặng nhọc, nghề mây, tre đan đem lại cho tôi thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống, không còn là gánh nặng cho gia đình”.
Để phát triển lâu dài, nguồn nguyên liệu cần ổn định cả về số lượng và chất lượng, đó là điều quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của nghề, đối với nghề thủ công truyền thống thì càng trở nên quan trọng. Nguồn nguyên liệu được nhập chủ yếu từ đơn vị đối tác và các đầu mối quanh vùng. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng mà đơn vị thu mua đặt ra, nguyên liệu càng phải lựa chọn kỹ càng. Tre cần chọn cây thẳng dóng, không sâu mọt, không sử dụng những cây có mấu dày. Mây cần độ dẻo dai, mềm mại, màu sáng, khi đan thành sản phẩm trông sẽ đẹp mắt, sang trọng nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Để làm ra các sản phẩm mây, tre đan có chất lượng, thẩm mỹ, ngoài sự khéo léo còn đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ, sáng tạo, cập nhật và học hỏi nhiều mẫu mã mới để tạo được nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó, các thành viên HTX luôn tích cực tham khảo, bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm, sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới để áp dụng, dần nâng cao tay nghề cho các thành viên, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường.
Đồng chí Bùi Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Văn Nghĩa cho biết: "Ngoài các đơn vị đang ký kết hợp đồng thu mua, xã tích cực tìm kiếm thêm đơn vị bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo đầu ra ổn định. Kết nạp nhiều thành viên, tổ chức tập huấn, đào tạo nghề, mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Hiện, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 47 triệu đồng/năm”.
Hoàng Anh
Ngày 15/3, Sở Công Thương phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) tỉnh tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quyền của NTD Việt Nam.
Công ty CP CoAsia CM VINA tại khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn (Lương Sơn) là doanh nghiệp (DN) FDI Hàn Quốc có trên 1.500 công nhân lao động. Xác định người lao động (NLĐ) là tài sản, "vốn quý” của DN, ban lãnh đạo công ty và tổ chức công đoàn luôn quan tâm, chăm lo lợi ích của đoàn viên, NLĐ với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Qua đó tạo điều kiện cho NLĐ yên tâm làm việc, cống hiến trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN, đồng thời xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Ngày 14/3, đoàn công tác do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát thực tế việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 - 2023 tại một số điểm trên địa bàn tỉnh. Cùng tham gia đoàn có lãnh đạo các sở, ngành chức năng.
Ngày 14/3, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh phối hợp Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội thi "Bữa cơm gia đình - ấm áp yêu thương". Hoạt động nhằm chào mừng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 và kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh (27/3/1958 - 27/3/2024).
Ngày 14/3, tại Bộ CHQS tỉnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính liệt sĩ (BCĐ 515) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 515 tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có Thiếu tướng Nguyễn Huy Hoàng, Phó Chủ nhiệm chính trị, Phó trưởng Ban thường trực BCĐ 515 Quân khu 3 và các đồng chí thành viên BCĐ 515 của tỉnh.
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trân trọng báo tin: