(HBĐT) - Tốt nghiệp cấp III, Hà Minh Vương ở xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) đã lựa chọn phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình VAC là con đường lập nghiệp. Được bố mẹ ủng hộ, Vương cùng gia đình bắt tay vào "công cuộc” cải tạo 2 ha đất dồi dốc, sỏi đá dưới chân núi thành vườn cây trái xanh tốt.



Hà Minh Vương, xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ trên đồi cao tại trang trại.

Con đường bê tông nhỏ qua xóm Khạ dẫn vào trang trại của gia đình Vương nằm sâu trong núi. Gửi chiếc xe tay ga dưới chân núi để đi bằng xe số mới có thể ngược con dốc cao. Vương bảo, để có con đường đi như hiện nay đã là một trời một vực so với những ngày đầu. Mảnh đất này được bố mẹ Vương mua năm 1992, thời điểm đó chỉ là rừng rậm, khai hoang được một thời gian rồi cũng bỏ vì không có đường vào. Năm 2008, Vương đang học lớp 10, gia đình từ ngoài xóm chuyển vào trong này để làm kinh tế. Việc đầu tiên là mở đường, từ không có đường hình thành con đường nhỏ đá lô nhô luồn lách qua dốc cao, rừng rậm với những xoáy sâu như giao thông hào. Con đường có thể đi xe máy thuận tiện, thoáng rộng như hiện tại là mồ hôi, công sức của cả gia đình, những gian nan, vất vả khó có thể tưởng tượng, hình dung được. Năm 2010, hoàn thành chương trình phổ thông, nhận thấy tiếp tục đi học về cũng khó khăn khi xin việc, trong khi gia đình đất đai sẵn có, Vương quyết định ở nhà làm kinh tế.

Với ưu thế là vùng đất đang phát triển mạnh các loại cây có múi, Vương chọn cam, quýt là những loại cây đầu tiên đưa vào trồng. Toàn bộ diện tích rộng 2 ha nhưng không bằng phẳng mà là đất đồi dốc cao, sỏi đá lẫn trong đất thịt nên việc trồng cây, chăm sóc cũng trở nên khó khăn bội phần, khó từ việc đào hố, bón phân, tưới từng ngọn cây, rẫy từng đám cỏ. Để có kiến thức, Vương về Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng ở Xuân Mai (Hà Nội), tìm đến các chú, bác ở những vùng đất trồng cây lâu năm tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ cách chăm bón phân, gio, cách xử lý khi cây bị sâu bệnh, ra hoa, đậu quả…

Vương chọn giống cam lòng vàng Hưng Yên, quýt Hà Giang là giống cây phù hợp với thổ nhưỡng, đặc thù đất đồi dốc, sỏi đá đưa vào trồng. Đến nay, vườn cam, quýt hiện có khoảng 600 gốc đã cho thu hoạch 2 - 3 năm. Cũng từ khi bắt đầu trồng cây, Vương nghĩ đến việc chăn nuôi để tạo nguồn phân bón. Qua tìm hiểu thấy nuôi chim cút vừa có kinh tế, vừa sử dụng được phân bón cho cây, Vương lại có những chuyến về xuôi học hỏi kiến thức, kinh nghiệm nuôi chim cút, đầu tư xây dựng chuồng trại. Lứa đầu tiên nuôi 500 con, quá trình nuôi dần phát triển lên, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm, có thời điểm trong chuồng nuôi đến 5.000 - 7.000 con, hiện tại có khoảng 1.000 con. Chim giống được nhập gối liên tục đảm bảo lúc nào cũng có hàng xuất bán. Thời kỳ đầu nuôi bằng cám công nghiệp, có thể do nguồn thức ăn không đảm bảo nên chim hay mắc bệnh đường ruột, tiêu chảy, dẫn đến chết nhiều, ngày nào cũng có con chết, có ngày 5 - 10 con chết. Sau đó, thức ăn được thay đổi, không sử dụng cám công nghiệp mà thay bằng cám gia đình tự chế từ các loại ngô, đậu tương, ốc, cá rang, sấy khô nghiền thành bột. Đặc biệt, Vương cùng với bố nghiên cứu, sáng chế ra loại thuốc thảo dược từ các loại cây, cỏ tự nhiên chữa bệnh đường ruột cho chim, nhờ vậy, tình trạng chim bệnh, chết giảm hẳn, thi thoảng mới có con chết, tỷ lệ nuôi thành phẩm hiện đảm bảo đến 90%.

Bước đầu trồng cây, chăn nuôi có hiệu quả, Vương tiếp tục mở rộng diện tích và đa dạng loại cây trồng, hướng tới một vài năm nữa khi thị trường cam, quýt trở nên đại trà thì có thêm sản phẩm khác bán ra thị trường, đồng thời trang trại luôn có hoa quả gối vụ thu bán quanh năm. Quá trình vừa làm, vừa thử nghiệm, nhiều loại cây đưa vào trồng không hiệu quả như nhãn, vải, sầu riêng… lại phá đi trồng loại cây mới. Đến nay, vườn thanh long ruột đỏ đã cho thu hoạch được 2 năm, trang trại có thêm các loại cây như ổi Đài Loan, táo.

Theo Vương, chúng tôi leo ngược đồi cao qua vườn cam, quýt lên vườn thanh long, đứng trên mỏm đá lưng chừng đồi nhìn xuống dưới là thung lũng mướt màu xanh cây trái, phóng tầm mắt ra xa là thị trấn Cao Phong. Từ mảnh đất rừng rậm, đồi dốc, sỏi đá sau gần 10 năm khai phá, đầu tư nay đã thành trang trại kinh tế, cho những mùa "quả ngọt”. Có mục sở thị mới thấu hiểu giá trị công sức mà Vương cùng gia đình đã bỏ ra làm biến đổi mảnh đất này. Chỉ tay về phía đường vào trang trại, Vương chia sẻ: Trước đây khi đường chưa được mở rộng, để vận chuyển sản phẩm xuống dưới núi cũng là một kỳ công, nỗ lực rất lớn, ngã xe, đổ hàng là chuyện bình thường. Để có được cơ ngơi như hiện tại hoàn toàn từ hai bàn tay trắng làm ra. Tuy vậy cũng chỉ là bước đầu, tổng thu nhập trang trại mới đạt khoảng 300 - 400 triệu đồng/năm, chủ yếu dành cho tái đầu tư nên lợi nhuận chưa cao. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư cải tạo để trang trại quy mô hơn, đổ bê tông đường đi, mở rộng ao nuôi cá, xây dựng lò ấp giúp chủ động hơn về nguồn giống chim cút, phát triển thêm nuôi chim bồ câu thương phẩm… Khó khăn cơ bản là không có vốn, mong muốn được tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn giúp cho việc đầu tư phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập của trang trại.

Hà Thu


Các tin khác


Người dũng cảm trồng cây “đặc sản” ở Mường Vang

(HBĐT) - Mảnh đất rộng hơn 2 ha nằm giữa xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn của anh Hoàng Thanh Giang có vị trí đắc địa. Đất bằng phẳng, có đường giao thông, điện, nước thuận tiện. Đây là yếu tố quan trọng để làm nông nghiệp. Anh Giang đã không chọn cây bưởi, cam, chanh để trồng mà chọn cây dổi. Một loại cây đặc sản nhưng phải chờ "mỏi mắt” mới được thu hoạch.

Từ thầy giáo dạy thể dục đến ông chủ trang trại

(HBĐT) - "Em đã từng ước mơ sẽ trở thành giáo viên thể dục, sau đó làm việc và sinh sống ở Hà Nội. Em mất hơn 6 năm để thực hiện ước mơ này và đã thất bại. Chán chường trở về quê hương Ngọc Lâu, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, mạnh dạn vay vốn, tích cực tìm tòi và chăm chỉ làm ăn, đến nay, em đã có đàn bò sinh sản, hơn 2 ha bưởi cho thu bói và 2 ha mía, thu nhập trừ chi phí còn lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. Làm giàu trên quê hương mình vẫn an toàn hơn cả” - Đó là chia sẻ chân tình của thanh niên Bùi Văn Thành xóm Xê 1, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) về chặng đường phát triển kinh tế khá thăng trầm của mình.

Thành công nuôi “chim lạc đà”

(HBĐT) - "Chim lạc đà” là tên gọi khác của giống đà điểu mà vợ chồng anh chị Phan Sỹ Hải và Lê Hải Yến mạnh dạn đưa về nuôi tại xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình). Mặc dù mỗi người đều có một công việc riêng nhưng với ý chí làm giàu, vợ chồng chị Yến đã "bén duyên” với loài chim cao cổ này.

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện nay có hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở các xóm, xã vùng sâu, vùng xa đã năng động, sáng tạo trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Bùi Văn Tĩnh ở xóm Rộc, xã Nật Sơn là một trong những điển hình như thế. Mới bước sang tuổi 31 nhưng Bùi Văn Tĩnh đã có một nền tảng khá vững chắc. Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế đã giúp gia đình anh không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của Bí thư Đoàn xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi đến thăm trang trại tổng hợp của anh Bùi Văn Tám ở xóm Khoang, là một trong những điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi của xã.

Chàng trai 9x khởi nghiệp từ mô hình nuôi đà điểu

(HBĐT) - Gần 3 tháng trở lại đây, người dân xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã quen với bóng dáng những con đà điểu cao lênh khênh trong một gia trại tại xóm Lục 2. Chúng tôi đến tìm hiểu và càng bất ngờ hơn khi chủ gia trại là anh Bùi Văn Vính, trưởng xóm Lục 2, chàng trai 9x đầy nhiệt huyết và năng động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục