(HBĐT) - Đến thời điểm này, có thể khẳng định ở cả 2 miền Bắc, Nam vẫn chưa có cơ sở, doanh nghiệp nào thực hiện chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm từ cam ngoài HTX Hà Phong tại khu I, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Anh Lê Văn Cương (SN 1981), Giám đốc HTX là người đã mạnh dạn, tiên phong chuyển giao công nghệ, cho ra đời những sản phẩm mới. Sản phẩm đang thu được tín hiệu tốt từ thị trường và được người tiêu dùng đón nhận.


Khởi đầu từ bài toán "đầu ra" cam Cao Phong

Niên vụ 2018 - 2019, sản lượng cam Cao Phong đạt 3,4 vạn tấn. Với diện tích trồng cam mở rộng không riêng ở thủ phủ cam Cao Phong mà phạm vi toàn tỉnh và cả nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm cam quả đã lường trước sự cạnh tranh khốc liệt, bài toán khó về đầu ra. Kể từ niên vụ 2015 - 2016 đến nay, huyện Cao Phong tăng cường xúc tiến, quảng bá thương hiệu, xây dựng vùng trồng cây ăn quả có múi VietGAP giúp thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao uy tín, chất lượng, bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tiêu thụ sản phẩm cam tươi là chưa đủ và khó đạt được mục tiêu đầu ra ổn định, bền vững.

Khu sản xuất trồng cây ăn quả có múi của HTX Hà Phong tập trung ở xóm Môn, xã Bắc Phong với diện tích 300 ha, trong đó khoảng 280 ha ở thời kỳ khai thác kinh doanh, sản lượng niên vụ 2018 - 2019 đạt gần 1.000 tấn. Để đảm bảo phát triển sản xuất, nâng cao và ổn định đời sống, thu nhập của các thành viên, vấn đề đầu ra của sản phẩm luôn đặt ra những trăn trở. Cuối năm 2016, khi HTX Hà Phong thành lập, anh Cương với trọng trách "đầu tàu" liên kết các hộ trồng cam để gia tăng nguồn lực, tạo ra giá trị sản phẩm uy tín đã tập trung vào khâu sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cam đảm bảo an toàn thực phẩm, tìm kiếm bạn hàng và các đầu mối tiêu thụ lớn, hợp tác lâu dài. Hiện vùng cam được anh xây dựng đạt tiêu chuẩn VietGAP có diện tích gần 200 ha. Anh đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà hàng, siêu thị lớn tại Thủ đô Hà Nội như Big C, Hapro..., duy trì mối quan hệ đối tác tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố của miền Bắc, gồm: Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Điện Biên, Hà Nam, Phú Thọ...


Giám đốc 8X Lê Văn Cương (thứ 3 từ phải sang) sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm chế biến từ cam quả.

Trong lúc nỗi lo đầu ra, tìm kiếm chỗ đứng cho sản phẩm cam của HTX trên thị trường đang đau đáu, anh tình cờ gặp cơ hội khi có dịp đến thăm quan, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Nghệ An. Chương trình do UBND huyện Cao Phong tổ chức năm 2018. Tại đây, anh Cương bị thuyết phục bởi quy trình chế biến một số sản phẩm làm ra từ cam quả của một cơ sở sản xuất còn khá thủ công, do tổ chức Jica hỗ trợ. Tuy những việc cơ sở bạn làm còn sơ khai, chỉ mang tính chất tham khảo nhưng qua đó đã lóe lên trong anh ý nghĩ phải nắm bắt nhanh, tranh thủ công nghệ để tạo đà phát triển.

Tháng 11/2018, khi cam quả tươi vào độ chín là lúc anh Cương tiến hành chế biến thử nghiệm một số sản phẩm. Trước đó, được sự gợi mở, hướng dẫn của UBND huyện, anh tra cứu, tìm kiếm thông tin để chọn đối tác chuyển giao công nghệ chế biến, đó là Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam.

Bước đột phá từ sản phẩm thô sang sản phẩm công nghệ

Lâu nay, người sản xuất ở các vùng cam chủ yếu xuất sản phẩm thô (cam tươi), vấn đề bảo quản, tiêu thụ phụ thuộc lớn vào yếu tố mùa vụ. Khi đưa công nghệ vào chế biến cam quả giải quyết được nhiều vấn đề, không chỉ tạo sản phẩm mới, tăng thu nhập, việc làm mà còn xử lý tình trạng tồn đọng, dư thừa sản phẩm, bảo quản sản phẩm lâu dài.

Dây chuyền công nghệ được đặt tại khu sản xuất ở xóm Môn, xã Bắc Phong. Tại đây, anh Cương sử dụng 20 lao động, trong đó, hệ thống máy móc vận hành tự động các khâu chiết xuất tinh dầu, sấy, lọc rượu, đóng chai, người lao động thực hiện các phần việc: rửa, cắt gọt, đóng gói... Từ tháng 11/2018 đến nay, HTX đã vận hành và sản xuất thử nghiệm, ra mắt thị trường 9 sản phẩm, gồm: rượu cam, rượu men cam (chiết xuất từ tinh dầu và ruột cam ủ lên men), nước cốt cam, nước cam lên men, tinh dầu cam, xà phòng cam, mứt cam, mứt vỏ cam và trà chanh đào mật ong. Theo anh Cương, mọi thành phần của quả cam từ vỏ, ruột (trừ hạt) đều được chế biến thành các sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Từ đây, HTX Hà Phong đưa ra thị trường các sản phẩm chế biến từ cam quả, chuyển một phần sản lượng từ thô sang công nghệ chế biến nhằm giới thiệu, ra mắt người tiêu dùng những sản phẩm mới từ cam có chất lượng tốt, lạ miệng, thơm ngon. Các sản phẩm sau khi sản xuất thử nghiệm được mang đi thử test, được cấp phép của cơ quan chức năng trước khi ra mắt người tiêu dùng. Dựa vào thị hiếu, nhu cầu của khách hàng, anh Cương cân đối nguyên liệu đầu vào. Đến nay đã chế biến trên 70 tấn cam tươi cho ra thành phẩm rượu, nước cốt, nước ép, mứt cam, mứt vỏ cam. Sản phẩm hiện có mặt tại các siêu thị, cửa hàng, đại lý tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, chiếm được sự ủng hộ và ưa thích của đông đảo người tiêu dùng.

Tự tin vươn tới thị trường xuất khẩu

Năm 2018, HTX Hà Phong đạt được những dấu mốc đáng tự hào: Trang trại đạt mục tiêu sản lượng 1.000 tấn. Sản phẩm đồng hành trên các chuyến bay của Việt Nam Airline, góp phần nâng tầm cam Cao Phong trở thành thương hiệu mạnh. Tự hào hơn, cùng với bứt phá về công nghệ, Hà Phong đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên thực hiện chuyển giao công nghệ chế biến cam quả của cả nước. Giám đốc Lê Văn Cương tự tin: Sản phẩm hiện đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn xuất sang các nước. HTX sẽ không dừng lại ở việc thăm dò, thâm nhập thị trường nội địa mà tới đây sẽ đầu tư về dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại hơn.

Tỉnh đã có quyết định cho phép HTX Hà Phong, chủ đầu tư là DNTN xây dựng Quang Hà - chi nhánh Cao Phong đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hoa quả có dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại với vốn tự có của doanh nghiệp khoảng 26 tỷ đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư), còn lại là vốn vay ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng, công suất. Tỉnh cũng dành 2,7 ha quỹ đất xây dựng nhà máy chế biến. Theo vị giám đốc 8X, nhà máy chế biến hoa quả sẽ khởi công xây dựng vào năm 2020. Việc mở rộng sản xuất, đưa công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn châu Âu vào chế biến cam quả, trong tương lai không xa sẽ giải quyết được hàng vạn tấn sản phẩm, đảm bảo việc làm, thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương. Vấn đề lưu trữ sản phẩm tươi phục vụ dây chuyền sản xuất đảm bảo kéo dài ít nhất 6 tháng, đủ để vận hành dây chuyền công nghệ quanh năm.


Bùi Minh


Các tin khác


Khởi nghiệp từ đam mê lan rừng

(HBĐT) - Với niềm đam mê lan rừng, cách đây 8 năm, từ người làm nghề sửa xe máy và buôn bán xe máy cũ, anh Hoàng Ngọc Định ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã bỏ công việc gắn bó với mình, quyết định rẽ hướng khởi nghiệp trồng hoa lan.

Chàng thanh niên thành công với mô hình gia công may mặc

(HBĐT) - Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy khâu. Tuy nhiên do chịu khó học hỏi, tìm tòi, anh Đinh Thành Hân ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã thành công với mô hình xưởng may gia công quần áo. Qua đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Mật ong Thành An – bước khởi đầu xây dựng sản phẩm đặc trưng

(HBĐT) - Với lợi thế diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân bản địa có kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỹ Thành, Lạc Sơn đã chỉ đạo và xây dựng thành công thương hiệu mật ong Thành An làm sản phẩm đặc trưng của xã.

Chuyện về những ông chủ “rừng” bưởi trên núi Khả

(HBĐT) - "Cả 4 chúng tôi từng phải ôm nhau khóc giữa núi rừng hoang vu, cô tịch. Bởi sức người có hạn nhưng khó khăn thì vô hạn”. Xoa đôi bàn tay dầy nốt chai, sần, hướng ánh mắt về phía vườn bưởi Diễn đang mùa trĩu quả vàng óng, ông Bạch Công Thế ở xóm Khả Trên, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) mở đầu câu chuyện về con đường làm giàu ở vùng đất nhìn đâu cũng thấy khó khăn, trắc trở một cách tự nhiên, chân chất như chính những con người nơi đây vậy.

Phụ nữ xóm Hạnh Phúc khởi nghiệp với bánh gai

(HBĐT) - Bánh gai xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) nổi tiếng với hương vị truyền thống, chất lượng tuyệt hảo. Nhằm nâng tầm sản phẩm truyền thống của địa phương, đưa hương vị thơm, ngọt của bánh gai tới khắp vùng miền, đồng thời nâng cao thu nhập, xóa đói - giảm nghèo, tổ hợp tác sản xuất bánh gai xóm Hạnh Phúc đã được thành lập với thành viên là các chị em đam mê làm bánh.

Câu chuyện khởi nghiệp của “nữ tướng” ngành thương mại

(HBĐT) - Bản thân chị - "nữ tướng” Phạm Thị Nhuận (ảnh), Giám đốc Công ty CP thương mại Định Nhuận (tổ 5, đường Lê Thánh Tông, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) cũng thừa nhận đã dấn bước thương trường là phải chấp nhận "lao tâm, khổ tứ”. Bằng bản lĩnh của người phụ nữ kinh qua trường đời tôi luyện, cáng đáng trách nhiệm đảm bảo đời sống của gần 200 lao động, chị đã mang trí tuệ, tâm đức của mình quản lý, điều hành doanh nghiệp phát triển, trở thành doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hàng đầu của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục