(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, có nhiều đảo nhỏ kỳ vĩ và cũng rất đỗi thơ mộng, được ví là Hạ Long trên cạn của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thể để phát triển các loại hình du lịch, như du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái, tâm linh. 


Công ty CP Du lịch Hòa Bình đang triển khai dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson, tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng tại đảo Sung, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Hồ Hòa Bình nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc, đã được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Tỉnh đã xây dựng nghị quyết chuyên đề và kế hoạch cụ thể phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các điều kiện trở thành khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1 trong 12 khu du lịch trọng tâm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Tỉnh chủ trương ưu tiên nguồn lực từ ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng điện, giao thông, cảng, bến, hệ thống cung cấp nước, hạ tầng viễn thông, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, khu du lịch sinh thái, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí tại khu du lịch hồ Hòa Bình. Thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc, phát triển sản phẩm du lịch hỗ trợ…  Đối với các dự án đầu tư vào hồ Hòa Bình được áp dụng những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định Luật Đầu tư năm 2014, có những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng các nguồn lực đầu tư từ ngân sách để phát triển hạ tầng, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án. Đặc biệt, tỉnh đang triển khai dự án đầu tư nâng cấp đường 435, tổng mức đầu tư 756 tỷ đồng, tổng chiều dài toàn tuyến đã điều chỉnh là 21,18 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp III- miền núi, bề rộng nền đường 9 m, nền đường 6 m, tốc độ thiết kế 60 km/h; điểm đầu tại ngã ba Bình Thanh đi Thung Nai, huyện Cao Phong; điểm cuối thuộc địa phận xóm Liêm, xã Ngòa Hoa, huyện Tân Lạc. Sẽ xây dựng cảng vịnh Ngòi Hòa theo tiêu chuẩn cấp II tại vị trí cuối tuyến. Cảng rộng 4 ha, trong đó, phần mặt bằng xây dựng công trình cảng 2 ha, phần vùng mặt nước 2 ha. Cảng được thiết kế đồng bộ các hạng mục như nhà chờ khách, nhà điều hành, bãi đỗ xe, hệ thống điện chiếu sáng… đủ năng lực đón 12 vạn khách/năm, tàu tải trọng 300 khách... Dự án đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào khai thác trong năm nay, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến thăm quan khu vực vịnh Ngòi Hoa, động Ngòi Hoa - một trong những khu vực vùng lõi đẹp nhất hồ Hòa Bình.

Tỉnh cũng đã triển khai dự án làm đường giao thông trục chính dài 2,25 km tới đảo Sung, xã Tiền Phong (Đà Bắc) để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư trên khu vực hồ. Cải tạo tuyến đường lên xóm Ngòi và đường thăm quan động Hoa Tiên, xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc); đầu tư cải tạo đường dân sinh phục vụ phát triển du lịch cộng đồng xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc)…

Đối với các dự án trọng điểm trên khu vực hồ, Tỉnh ủy đã phân công lãnh đạo tỉnh trực tiếp theo dõi, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ nhà đầu tư triển khai bảo đảm tiến độ, kế hoạch. Các địa phương khu vực hồ cũng đã phân công trách nhiệm cho các đồng chí lãnh đạo, hỗ trợ, chỉ đạo các cơ quan liên quan làm tốt công tác GPMB, tạo điều kiện cho các dự án sớm đi vào hoạt động. Đến nay, khu du lịch hồ Hòa Bình có 16 dự án du lịch dịch vụ được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng nguồn đăng ký khoảng 3.300 tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng khoảng 1.444 ha. Tính từ thời điểm thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU đã thu hút được 11 dự án, tổng diện tích đất sử dụng 757 ha, với tổng nguồn vốn khoảng 3.200 tỷ đồng. Trong đó, một số dự án có quy mô lớn như: dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson của Công ty CP Du lịch Hòa Bình, tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng; dự án khu nghỉ dưỡng và sinh thái hồ Hòa Bình của Công ty CP đầu tư Lạc Hồng, vốn đầu tư 800 tỷ đồng, dự án khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa của Công ty Hoàng Sơn vốn đầu tư 474 tỷ đồng… Khi các dự án này đi vào khai thác, sẽ tạo ra sức hút mới đối với khách du lịch trong và ngoài nước đến với hồ Hòa Bình.


L.C

Các tin khác


Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục