(HBĐT) - Ông Nguyễn Xuân Thành (Mai Châu) hỏi: Đề nghị cho biết vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở TN&MT xác nhận bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản 3, Điều 11, Nghị định
số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế
hoạch bảo vệ môi trường trình Sở TN&MT xác nhận bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng
đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động
của mình gây ra;
- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi không có hệ
thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ
phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để
phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng,
phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp
đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử
lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy
trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng
đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy
chuẩn kỹ thuật;
- Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng
đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
V.H (TH)
(HBĐT) - Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Lò Văn Sơn, trú tại xóm Tát, xã Tân Minh (Đà Bắc) phản ánh việc: Cán bộ địa chính xã tự tiện cắt đất trồng rừng mà gia đình ông đã được cấp bìa cho hộ khác (hộ ông Xa Văn ẹm, cùng cư trú ở xóm Tát) là đúng hay sai? Để có căn cứ trả lời ông Sơn, Báo Hòa Bình đã có công văn trao đổi vấn đề này với lãnh đạo UBND xã Tân Minh và được phúc đáp như sau:
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn, thư của của một số hộ dân đang sinh sống tại Phường Chăm Mát- thành phố Hòa Bình phản ánh bức xúc vì Đường Bà Triệu, đang thẳng, sau khi được sửa sang, nâng cấp lại có hình vòng cung gây mất mỹ quan, phản cảm và không đảm bảo an toàn giao thông. Người dân cho rằng: đã có chuyện "nắn đường” để tránh nhà dân. Cụ thể, đó là nhà của một cán bộ, công chức nhà nước tuổi còn trẻ nhưng đã sở hữu khối tài sản khá lớn gồm nhiều nhà ở, trong đó có một căn biệt thự tại xã Thống Nhất- thành phố Hòa Bình, xe ô tô đắt tiền và thường xuyên được thay đổi…
(HBĐT) - Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được Công văn số 228, ngày 2/11/2017 của Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn do đồng chí Đinh Hải Nam, Trưởng phòng ký, trả lời đơn bạn đọc phản ánh về việc ông Huy, quản trang Nghĩa trang liệt sỹ huyện là người nhà của đồng chí Nguyễn Đức Vụ, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Kỳ Sơn làm quản trang không hợp lòng dân, gia đình ông Huy không chấp hành tốt các quy định ở địa phương, đề nghị cho người dân được lựa chọn người có đạo đức, tư cách làm quản trang.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn, thư của của công dân xã Yên Thượng huyện Cao Phong phản ảnh: một cán bộ đang công tác tại UBND xã Yên Thượng (Cao Phong) do mắc vào tệ nạn xã hội (lô đề) dẫn đến nợ nần, đã xâm tiêu hàng trăm triệu đồng ( tiền hỗ trợ trâu, bò chết, tiền phụ cấp ưu đãi vùng 135, tiền nâng lương của cán bộ, công chức xã…).
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của công dân là viên chức ngành giáo dục huyện Kim Bôi phản ảnh bức xúc khi cho rằng: vì lợi ích nhóm, Phòng GD&ĐT huyện đã ép buộc các trường học trên địa bàn trả lương cán bộ, giáo viên qua tài khoản của Ngân hàng VP Bank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng). Để làm rộng đường dư luận, Báo Hòa Bình đã có công văn trao đổi vấn đề này với Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi và được phúc đáp như sau:
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn, thư của bạn đọc các huyện Kỳ Sơn và Kim Bôi phản ánh một số vấn đề bức xúc, mong muốn qua phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền quan tâm làm rõ.