(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Tuyết (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết thực phẩm không đảm bảo an toàn bị thu hồi được xử lý như thế nào?

Trả lời:
Theo Điều 7, Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/ 2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y  tế, sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong các hình thức sau:

- Khắc phục lỗi ghi nhãn: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm;

- Chuyển mục đích sử dụng: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;

- Tái xuất: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;

- Tiêu hủy: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất.

Trường hợp thu hồi sản phẩm thuộc trường hợp thu hồi tự nguyện, chủ sản phẩm tự lựa chọn áp dụng một trong các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi nêu trên.

Trường hợp thu hồi sản phẩm thuộc trường hợp thu hồi bắt buộc, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ sản phẩm đề xuất. Trường hợp không đồng ý với hình thức đề xuất của chủ sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản nêu rõ lý do không đồng ý và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ sản phẩm áp dụng.



                                                                                    V.H (TH)

Các tin khác


Pháp luật về quyền của bên thế chấp tài sản

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Hải (Yên Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết bên thế chấp tài sản có những quyền lợi gì?

Giải đáp pháp luật: Mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Hiếu (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết mức cho vay cá nhân, hộ gia đình khi không có tài sản bảo đảm trong thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định như thế nào?

giải đáp pháp luật: Chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất sản phẩm hữu cơ

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Sơn (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ được hưởng các chính sách hỗ trợ đặc thù như thế nào?

Quy định về tạm ngừng tổ chức lễ hội

(HBĐT) - Ông Bùi Xuân Hoài (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định tạm ngừng tổ chức lễ hội trong những trường hợp nào?

Các trường hợp ưu tiên xem xét rút ngắn thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Thịnh (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết trong những trường hợp nào việc cấp giấy đăng lý lưu hành thuốc cổ truyền được xem xét rút ngắn thời gian cấp phép?

Tội xâm phạm bí mật, trao đổi thông tin riêng tư của người khác

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Huệ (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết người xâm phạm bí mật hoặc trao đổi thông tin riêng tư của người khác thì bị xử phạt như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục