(HBĐT) - Công trình nước sạch được Nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố, thế nhưng do người dân thiếu ý thức giữ gìn nên hiện nay, hệ thống đường ống dẫn nước bị hư hỏng, hàng chục bể nước trơ đáy, tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt diễn ra trầm trọng. Đó là thực trạng đang xảy ra ở xã Toàn Sơn (Đà Bắc).
Cùng các đồng chí lãnh đạo xã Toàn Sơn, chúng tôi đến gia đình chị Nguyễn Thị Năm ở xóm Trúc Sơn để tìm hiểu về hiệu quả công trình nước sạch được đầu tư trên địa bàn. Tuy nhiên, theo chị Năm, được Nhà nước đầu tư công trình nước sạch hơn 10 năm nay nhưng gia đình vẫn không có nước để sinh hoạt. Hiện nay, nước sinh hoạt của gia đình chủ yếu nhờ nước mưa và nước bơm từ các công trình thuỷ lợi. Gia đình chị Năm không phải là trường hợp cá biệt mà hầu như hộ gia đình nào trong xóm Trúc Sơn cũng phải làm như vậy để có nước sử dụng.
Dù công trình nước sạch Núi Cô ở xã Toàn Sơn được Nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố, thế nhưng do một số người dân thiếu ý thức giữ gìn nên hiện nay, hệ thống đường ống dẫn nước bị hư hỏng, hàng chục bể nước trơ đáy, tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt diễn ra trầm trọng. Theo chị Năm, công trình nước sạch được xây dựng từ năm 2000 với tổng chiều dài đường ống dẫn nước hơn 2 km, trị giá 1,6 tỷ đồng với 21 bể đặt tại 2 xóm Tân Sơn và Trúc Sơn nhằm cung cấp nước cho 170 hộ dân ở 2 xóm này. Tuy nhiên, đến nay, do hệ thống ống dẫn nước bị hư hỏng nặng nên hầu như các bể chứa nước không còn hoạt động.
Ông Xa Tiến Hải, trưởng xóm Tân Sơn cho biết: Công trình nước sạch Hang ản có mức đầu tư 1,1 tỷ đồng và đưa vào sử dụng năm 2009 với mục đích cung cấp nước sạch cho 40 hộ dân xóm Tân Sơn, 30 hộ dân xóm Tra và khu vực UBND xã Toàn Sơn. Thế nhưng đưa vào sử dụng được gần 1 năm đã bộc lộ hạn chế, đó là không cung cấp đủ nước cho các hộ theo dự định ban đầu. Chính vì vậy đã nảy sinh tình trạng tranh giành nước, sử dụng nguồn nước không đúng mục đích, không mang tính cộng đồng. Nhiều van nước còn bị đập ra và thay bằng những đoạn tre làm máng dẫn nước nên bị thất thoát nhiều... Trong khi chờ đợi những giải pháp khắc phục của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thì nước hồ, nước mưa, nước suối vẫn là nguồn cung cấp chính cho người dân xã Toàn Sơn. Mỗi ngày trôi qua, Toàn Sơn vẫn “khát” nước sạch và ám ảnh nỗi lo bệnh tật bùng phát...
Tuy nhiên, theo ông Xa Tiến Hải, để xảy ra tình trạng này lỗi thuộc về phía người dân khi nhiều người thiếu ý thức trong sử dụng và bảo quản công trình nước sạch. Nếu người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo quản và sử dụng hợp lý nguồn nước thì tình trạng khan hiếm nước sạch sinh hoạt đã không xảy ra.
Mạnh Cường (Đài Đà Bắc)
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có khoảng 162.120 nhà ở dân cư nông thôn, trong đó, nhà ở được xây dựng kiên cố chiếm 40,4%, nhà bán kiên cố chiếm 52,4%, nhà tạm và dột nát chiếm 7,2%.
Bộ Công thương vừa công bố hàng loạt các dự án thuộc 7 tập đoàn, công ty có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
(HBĐT) - Sáng ngày 20/10, tại trung tâp Applaza (TP Hoà Bình), Viettel Hoà Bình đã tổ chức gặp mặt và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nhân dịch kỷ niệm 12 năm Viettel kinh doanh dịch vụ di động (15/10/2004 – 15/10/2016). Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo sở, ngành của tỉnh và gần 300 khách hàng thân thiết, đối tác của Viettel Hoà Bình.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, trong những năm qua, tỉnh đã huy động tổng nguồn vốn 864.391 triệu đồng thực hiện nội dung về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Theo bản tin phát lúc 11 giờ của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng nay 19- 10, sau khi đi vào vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Ninh, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
(HBĐT) - Từ đỉnh Hiếu học, trên đồi Kim Quy có thể thu gọn vào tầm mắt toàn bộ khuôn viên dự án “Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam” đang được xây dựng tại xóm Tiềng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong. Ngoài chức năng nghiên cứu, bảo tồn, lưu trữ những giá trị tri thức Việt, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam còn là điểm du lịch hấp dẫn, mới lạ cho du khách trong và ngoài tỉnh.