Bộ Công thương vừa công bố hàng loạt các dự án thuộc 7 tập đoàn, công ty có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận từng phản ứng do khói bụi thải ra từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Đây là một trong những nhà máy trong danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm - Ảnh: Minh Trân
Trong thông báo phát đi chiều 20-10, danh mục các dự án, nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được Bộ Công thương công bố, bao gồm:
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 Mở rộng, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng; Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh;
2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Nhà máy điện Vũng Áng 1 - Công ty điện lực dầu khí Hà Tĩnh, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Liên Hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau;
3. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Dự án Alumin Nhân Cơ - Đắc Nông, Công ty Nhôm Lâm Đồng, Dự án mỏ sắt Thạch Khê và Dự án khai thác và chế biến đồng Sin Quyền;
4. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Công ty DAP số 1, Công ty DAP số 2, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, các nhà máy sản xuất Photpho và hóa chất thuộc Khu công nghiệp Tằng Loỏng Lào Cai và Công ty Phân đạm Ninh Bình;
5. Tổng công ty Thép Việt Nam: Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên - TISCO;
6. Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Khu công nghiệp dệt may Phố Nối Vinatex, Tổng công ty may Việt Thắng;
7. Tổng công ty Giấy Việt Nam: Nhà máy giấy Bãi Bằng.
Bộ Công thương cũng cho biết trong chỉ thị liên quan đến vấn đề công tác bảo vệ môi trường vừa được ban hành ngày 19-10, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các tập đoàn, Tổng công ty và các doanh nghiệp kiên quyết từ chối đầu tư các dự án có công nghệ tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường.
Đối với các chủ đầu tư dự án nhiệt điện than, Bộ Công thương yêu cầu xây dựng và thực hiện quy trình thải tro xỉ nhà máy, yêu cầu đảm bảo không phát tán tro xỉ ra môi trường; khẩn trương hoàn thành đàm phán và ký hợp đồng tiêu thụ tro xỉ các Nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là các Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2, Vũng Áng trong năm 2016.
Hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động các thông số phát thải của nhà máy nhiệt điện thuộc các Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải, kết nối đến đơn vị chức năng của địa phương theo quy định trong Quý IV năm 2016.
Kiểm tra nồng độ phát thải, thực hiện các giải pháp cần thiết để đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện (QCVN 22:2009/BTNMT), báo cáo Bộ Công Thương kế hoạch thực hiện trong tháng 12-2016.
TheoTuoitre
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu:
Chiều 18-10, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Quốc gia cho biết, mặc dù tâm bão số 7 (Sarika) đã đổi hướng, đi dọc vịnh Bắc bộ hướng vào khu vực giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng đây là cơn bão có đĩa mây ảnh hưởng rộng từ tỉnh Thanh Hóa đến tận Móng Cái - Quảng Ninh, gây mưa to cho Bắc bộ. Khoảng trưa 19-10, tâm bão đi vào vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng.
16 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão ở trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10-11.
Chiều tối nay (18/10), tại Hải Phòng đã xuất hiện mưa nhỏ, gió bắt đầu mạnh dần lên. Tại đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10.
(HBĐT) - Ngày 18/10/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện khẩn số 06/CĐ-UBND điện: Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc ứng phó khẩn cấp cơn bão số 7.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, lúc 10h ngày 18/10 tại trạm đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 24m/s (cấp 9).