Hơn 65 năm qua, mặc dù thế giới trải qua nhiều biến cố, thử thách, song mối quan hệ hữu nghị và tin cậy giữa Việt Nam với Liên Xô (trước đây) cũng như với Liên bang (LB) Nga ngày nay không ngừng được củng cố. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ.


    Ký thỏa thuận hợp tác giữa VNU và Ðại học Năng lượng Mát-xcơ-va, Liên bang Nga.

Đầu tháng 9 vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - LB Nga đã tổ chức khóa họp lần thứ 20. Tại khóa họp lần này, hai bên đề xuất, thống nhất một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, trong đó tập trung vào lĩnh vực xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản và các mặt hàng công nghiệp, khoa học và công nghệ (KH và CN), năng lượng hạt nhân vì hòa bình… Triển khai Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, KH và CN được Chính phủ hai nước ký tháng 11-2014, Bộ KH và CN Việt Nam cùng Bộ Giáo dục và Khoa học LB Nga đã xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể cho giai đoạn 2016 - 2017, trên cơ sở triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu chung theo các lĩnh vực ưu tiên như vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, khoa học sự sống, công nghệ tiết kiệm năng lượng, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…

Một vấn đề quan trọng được khởi xướng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ LB Nga từ năm 2011 là hợp tác xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân (CNEST) tại Việt Nam. Ðiều này đã được hiện thực hóa trong chuyến thăm LB Nga của Chủ tịch nước Trần Ðại Quang cuối tháng 6 vừa qua, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM) và đại diện Bộ KH và CN Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ về kế hoạch xây dựng CNEST tại Việt Nam sau năm 2020. Theo đó, dự án CNEST với lò phản ứng nghiên cứu mới sẽ là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam. Lò phản ứng nghiên cứu mới có công suất thiết kế khoảng 15 MWt, đi liền là các trang thiết bị hiện đại. Trong tương lai, CNEST sẽ trở thành một cơ sở nghiên cứu hạt nhân tầm cỡ khu vực với hàng trăm nhà khoa học làm việc. Ðồng thời, mở ra triển vọng thúc đẩy các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân; công nghệ lò phản ứng; phân tích độ an toàn và rủi ro ở mức độ chính xác cao. Mặt khác có thể tạo ra nhiều sản phẩm và các dịch vụ trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử vì cuộc sống con người (điều trị ung thư, bức xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và bảo vệ môi trường…).

Mối quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo, KH và CN giữa Việt Nam và LB Nga có từ thời Liên Xô (trước đây). Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20 đã có hàng nghìn kỹ sư, tiến sĩ nước ta được đào tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu của Liên Xô cũng như của LB Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này bị gián đoạn một thời gian ngắn. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, quan hệ hợp tác về KH và CN giữa LB Nga và Việt Nam được khôi phục và phát triển. Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) vốn có quan hệ truyền thống với Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (nay là Viện Hàn lâm khoa học Nga) cách đây hơn 40 năm. Nhiều năm nay, bên cạnh việc thường xuyên có đại diện và cán bộ nghiên cứu làm việc tại Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Ðúp-na, VAST và Viện Hàn lâm khoa học Nga đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng. Từ việc trao đổi đoàn giữa lãnh đạo cấp cao của hai Viện Hàn lâm, đến triển khai thực hiện các nhiệm vụ song phương trong các hợp tác về toán học, vật lý, khoa học vật liệu, hóa học, công nghệ thông tin, địa chất, khoa học - công nghệ biển, sinh thái và tài nguyên sinh vật… Những năm qua, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga, không ít chương trình hợp tác có ý nghĩa khoa học và thực tiễn được thực hiện như xây dựng bộ thực vật chí Việt Nam, bộ Atlas quốc gia Việt Nam, các chuyến khảo sát nghiên cứu biển đảo giữa hai bên… Mới đây, trong chuyến thăm LB Nga của Chủ tịch nước Trần Ðại Quang, Giáo sư, Chủ tịch VAST Châu Văn Minh đã ký "chương trình hợp tác trong lĩnh vực hàng không vũ trụ giữa VAST và Tập đoàn ROSCOMOS giai đoạn 2017 - 2022". Ðây là bước tiến quan trọng nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác về KH và CN nói chung, trong đó có công nghệ vũ trụ nói riêng vì mục đích hòa bình giữa Việt Nam và LB Nga.

Về sự phát triển của mối quan hệ hợp tác đầy hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và LB Nga, còn cần phải kể đến sự hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam với các đối tác LB Nga mà trong đó điểm nhấn là Ðại học quốc gia Hà Nội (VNU). Trong những năm qua, VNU thường xuyên tổ chức các đoàn thăm, làm việc với các trường đại học danh tiếng của LB Nga. Trong đó đáng chú ý là VNU có những ký kết thỏa thuận hợp tác quan trọng với Ðại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp, Ðại học Năng lượng Mát-xcơ-va, Ðại học quốc gia Xanh Pê-téc-bua, Ðại học Khí tượng thủy văn Mát-xcơ-va… trong việc trao đổi cán bộ, giảng viên; đào tạo nâng cao trình độ theo các chương trình ngắn hạn và trung hạn; xây dựng các nhóm nghiên cứu chung về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

 

                                                    TheoNhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh

Nỗi đau thiệt mạng do bất cẩn

(HBĐT) - Kể từ cuối tháng 6 đến nay, các địa phương trong tỉnh đã chịu nhiều thiệt hại do mưa bão, các đợt hoàn lưu sau bão. Đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2 và bão số 10 làm 5 người chết. Nguyên nhân xảy ra các vụ việc đáng tiếc phần lớn do nạn nhân chủ quan khi lưu thông, bất cẩn vượt lũ suối, ngầm tràn.

Chung kết cuộc thi Ý tưởng sinh kế CIG

(HBĐT) - Trong 2 ngày (27 – 28/9), Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh đã tổ chức chung kết cuộc thi Ý tưởng sinh kế CIG. Đây là cuộc thi dành cho CIG (các nhóm đồng sở thích) nhằm tăng cường năng lực và truyền thông kế hoạch. Trước đó, từ tháng 7 – 9/2017, Ban quản lý Dự án đã triển khai vòng sơ kết của cuộc thi tại 5 huyện vùng dự án gồm Yên Thủy, Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn và Tân Lạc, qua đó chọn ra 23 đội CIG xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết.

Tham vấn dự thảo “Hướng dẫn sử dụng phí bảo vệ môi trường từ khai thác khoáng sản tại tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Ngày 28/9, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội thảo tham vấn nhằm lấy ý kiến của các sở, ban, ngành liên quan đóng góp cho bản dự thảo "Hướng dẫn sử dụng phí bảo vệ môi trường từ khai thác khoáng sản tại tỉnh Hòa Bình”.

Tử Nê - xã nông thôn mới tiếp tục đổi mới

(HBĐT) - Sau gần 2 năm đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM, đến nay, làng quê và chất lượng đời sống của người dân xã Tử Nê (Tân Lạc) tiếp tục có chuyển biến tích cực.

Toàn tỉnh hiện có 1.536 trạm BTS

(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2017, Sở TT&TT đã cấp phép cho lắp đặt mới 66 trạm BTS, nâng tổng số trạm BTS trên toàn tỉnh lên 1.536 trạm, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng mạng 4G nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Toàn tỉnh phát triển mới 60.034 thuê bao điện thoại, bằng 85% kế hoạch, duy trì toàn mạng trên 600 nghìn thuê bao; phát triển mới 320 thuê bao ADSL, bằng 64% kế hoạch, nâng tổng số thuê bao toàn mạng đạt trên 11 nghìn thuê bao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục