Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty Cổ phần FPT vừa ký Thoả thuận hợp tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ mới trong dầu khí.


Trong bối cảnh các công ty dầu khí quốc tế, trong đó có PVEP, đều phải đối mặt với những khó khăn to lớn do tình trạng giá dầu thấp và duy trì trong thời gian dài, việc ứng dụng các công cụ, giải pháp công nghệ tiên tiến hỗ trợ quy trình công việc và logic nghiệp vụ nhằm phân tích dữ liệu ngành dầu khí chính xác hơn, góp phần nâng cao hiệu quả và tối ưu hoá chi phí trong công tác thăm dò khai thác, càng trở nên có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Mặt khác, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4.0) ngày càng trở nên phổ biến với cốt lõi là công nghệ thông tin-công nghệ số.

Việc hợp tác này được thực hiện trên tinh thần ưu tiên phát triển nguồn lực, trí tuệ trong nước giữa các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, hướng tới quan hệ đối tác lâu dài, tạo điều kiện hợp tác triển khai và chia sẻ tri thức trong việc khai thác các giải pháp công nghệ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất áp dụng cho sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả khai thác dầu khí, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của hệ thống thiết bị, tiết kiệm chi phí rủi ro cho đơn vị. Mục tiêu nhằm tiến tới chuyển dịch sang môi trường số hoá các hoạt động của PVEP, qua đó tiến tới cuộc CMCN4.0.



Trước mắt, các công việc cần triển khai của hai bên là thảo luận và lựa chọn một dự án đang khai thác dầu khí của PVEP điều hành để đề xuất triển khai thí điểm một hoặc không giới hạn các giải pháp công nghệ mới đã nêu và phù hợp dự án. Hai bên thành lập nhóm nghiên cứu chung để phối hợp thực hiện các công nghệ mới cho dự án thí điểm. Dựa vào kết quả triển khai, các bên sẽ thảo luận hướng đi tiếp theo. Với việc hợp tác này, PVEP sẽ có cơ hội tiếp cận nhanh chóng với những xu hướng mới nhất của CMCN4.0, những giải pháp tối ưu hiện đại mà FPT đang có thế mạnh. Kinh nghiệm và thế mạnh của FPT sẽ giúp PVEP định vị những việc cần thiết trong cuộc CMCN4.0, chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng hệ sinh thái và hạ tầng phù hợp để đón đầu và tận dụng xu thế công nghệ tiên tiến. Ngược lại, FPT sẽ có cơ hội được tiếp cận với môi trường kỹ thuật công nghệ thăm dò khai thác dầu khí đặc thù để thử nghiệm và nâng cao phạm vi ứng dụng, qua đó hoàn thiện hơn dịch vụ và các giải pháp công nghệ không chỉ ở Việt Nam mà còn mở rộng phạm vi ra thế giới.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết, các chuyên gia FPT sẽ cùng hợp tác với PVEP để đánh giá hiện trạng, cơ sở dữ liệu của Tổng công ty, từ đó sẽ chọn lọc công nghệ phù hợp nhất trong khai thác mỏ ở Việt Nam. Theo như đánh giá ban đầu, PVEP đã có nền tảng thuận lợi của CMCN4.0, đó là có sẵn cơ sở dữ liệu của các mỏ/dự án. Hai bên quyết tâm thực hiện việc hợp tác này với mục tiêu là tăng sản lượng khai thác dầu khí, rút ngắn thời gian ngừng sản xuất ở PVEP. Nếu ứng dụng CMCN4.0 ở một ngành sản xuất như đồ uống thì hiệu quả sản xuất có thể tăng lên từ 30-40%, thậm chí là 50%, là con số rất ấn tượng. Nhưng trong ngành thăm dò khai thác dầu khí như PVEP thì hiện nay, nếu chỉ cần tăng thêm hiệu quả sản xuất thêm 1% nhờ ứng dụng CMCN4.0 thì hiệu quả đem lại sẽ vô cùng to lớn.

TS, Ngô Hữu Hải, Tổng Giám đốc PVEP cho biết, sở dĩ đơn vị chọn FPT vì để thực hiện CMCN4.0 vì ngành thăm dò dầu khí phải đối mặt rất nhiều rủi ro, nếu tỷ lệ thành công 20% đã là rất lớn. Trong bối cảnh cạnh tranh này thì bắt buộc PVEP phải giảm chi phí đầu tư thăm dò khai thác, tăng giá trị thời gian sản xuất liên tục lên đến 94-95%. Mỗi ngày PVEP thu được sáu triệu USD tiền khai thác dầu khí, vì vậy, chỉ cần tăng thêm 1% của con số này thì đã mang lại ý nghĩa rất lớn. PVEP sẽ chọn mô hình, mỏ, dự án đơn giản nhất để quyết tâm ứng dụng CMCN4.0 thành công, để từ đó lan toả ra các mỏ/dự án khác. Chúng ta làm dự án này rất mới nhưng cấp bách, đòi hỏi phải có tư duy, con người CMCN4.0, phải làm nhanh, mạnh, nếu không PVEP sẽ không thành công, khó cạnh tranh trên thương trường.


Theo Nhandan

Các tin khác


Hoàn lưu bão số 11 gây mưa lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với rìa phía tây của hoàn lưu cơn bão số 11, từ ngày 16 đến 17-10 ở Bắc Bộ có mưa, riêng phía Đông Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

41 người chết, mất tích và bị thương; Tổng thiệt hại trên 802 tỷ đồng

(HBĐT) - Do đợt mưa lớn kéo dài với cường suất lớn, nước lũ tại các sông, suối, tình trạng sạt lở đất, đá đồng loạt trên địa bàn tỉnh đã làm ngập úng, sạt lở, ách tắc giao thông, thiệt hại lớn về người và tài sản, diện tích hoa màu, công trình giao thông thủy lợi…

Bão số 11 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi vào đất liền

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo trong 24 đến 48 giờ tới, bão số 11 sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam mỗi giờ đi được 10-15 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quản lý bảo vệ rừng

(HBĐT) - Ngày 14/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp trong thời gian tới. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở ngành và các huyện, thành phố.

Bão số 11 liên tục mạnh lên, hướng vào miền Trung

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 14-10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 600 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/giờ), giật cấp 13.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục