(HBĐT) - Đó là những nỗ lực của ngành Công Thương tỉnh trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2017 với 2 dự án được thực hiện gồm dự án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân tiêu thụ mía và cung ứng vật tư nông nghiệp (VTNN); dự án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ bưởi đỏ và cung ứng VTNN. Tổng kinh phí và nguồn vốn dành cho mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng VTNN là 1 tỷ đồng.
Nghiệm
thu mô hình thí điểm doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân tiêu thụ mía và cung ứng vật tư nông nghiệp tại huyện Lạc
Sơn.
Theo đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công
Thương, trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh còn
không ít khó khăn, hạn chế. Đơn cử như sản phẩm nông nghiệp bán ra thị trường
chủ yếu còn ở dạng thô, bị ép bán với giá thấp, công tác xúc tiến thương mại
chưa đạt hiệu quả cao, sản xuất còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, đặc biệt là giá
cả trong cung ứng VTNN và tiêu thụ sản phẩm luôn bất ổn định, trong liên kết,
hỗ trợ giữa sản xuất và thị trường còn lỏng lẻo, chưa có nhiều doanh nghiệp chế
biến sản phẩm nông sản ngay tại địa phương… Vấn đề đặt ra hiện nay cần phải có
sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp giúp
thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, cung ứng đủ cho thị trường tiêu dùng,
đồng thời gia tăng giá trị hàng hóa, giá trị tiêu dùng, đảm bảo cho nông dân
sản xuất nông nghiệp có thu nhập cao. Mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và
cung ứng VTNN đã và đang từng bước tháo gỡ những hạn chế, khó khăn này.
Dự án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp - hộ kinh
doanh – nông dân tiêu thụ mía và cung ứng VTNN triển khai tại huyện Lạc Sơn. Dự
án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp – hợp tác xã – nông dân tiêu thụ bưởi
đỏ và cung ứng VTNN triển khai tại huyện Tân Lạc. Về tiêu thụ đã xây dựng chuỗi
liên kết tiêu thụ giữa các hộ nông dân và các thương nhân thu mua với thương
nhân bán buôn, bán lẻ trên địa bàn trong, ngoài tỉnh. Để các dự án thực hiện
hiệu quả, Sở Công Thương đã thành lập tổ chuyên viên, tổ chức đoàn công tác gồm
cán bộ trong đơn vị và một số chủ thể tham gia mô hình đi thăm quan, học tập mô
hình tại các tỉnh Lào Cai, Bình Thuận. Tổ chức các hội nghị phổ biến dự án, các
lớp tập huấn cho nông dân tham gia mô hình. Cụ thể tại xã Tử Nê (Tân Lạc) tổ
chức 3 lớp tập huấn cho 150 nông dân. Tại 2 xã Tân Mỹ, Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã
tổ chức 4 lớp tập huấn cho 200 nông dân. Nội dung tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu
hoạch, bảo quản hàng nông sản, kiến thức về ATTP, xúc tiến thương mại, thương
mại điện tử, kỹ năng soạn thảo và thương lượng hợp đồng mẫu, cung cấp thông tin
chính sách tiêu thụ và cung ứng VTNN.
Mặt khác, Sở Công Thương tiến hành ký hợp đồng hỗ trợ
HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc và hộ kinh doanh Nguyễn Mạnh
Thường. Trong đó, với tổng kinh phí trên 266 triệu đồng đã hỗ trợ HTX trong
việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho 5 ha
bưởi đỏ, hỗ trợ đạm urê, kali sunphat, phân lân Văn Điển cho các thành viên HTX,
hỗ trợ mua máy rửa quả đa năng và cửa hàng trưng bày – giới thiệu sản phẩm về
biển hộp đèn, giá để nông sản, tờ rơi, thùng catton bảo quản nông sản. Với hộ
kinh doanh Nguyễn Mạnh Thường được đầu tư hỗ trợ gần 200 triệu đồng mua cây
giống, phân vi sinh, phân NPK, máy cầm tay chăm sóc mía, thiết bị bình phun
thuốc trừ sâu Honda KSP 2501.
Đến thời điểm này, 2 mô hình thí điểm đã được đánh giá
thành công, đáng chú ý cả hợp tác xã, hộ kinh doanh và nông dân đều có thu nhập
cao, ổn định so với những hộ nông dân sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, không có sự
liên kết hoặc hợp tác sản xuất. Các chủ thể tham gia nhờ có sự liên kết chặt
chẽ, bền vững đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa hơn. Mô hình huy động được các
nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nông dân để đầu tư phát
triển trồng mía, trồng bưởi đỏ theo quy trình an toàn, đồng thời giải quyết
việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần,
tạo điều kiện để xây dựng, phát triển nông thôn mới.
Bùi
Minh
(HBĐT) - Ngày 19/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo về tình hình thực hiện các dự án di dân tái định cư (TĐC) cho các hộ dân bị thiên tai do bị ảnh hưởng mưa lũ năm 2017. Dự hôi nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan cùng các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Đà Bắc và Thành phố Hoà Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 19/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn thẩm định xã Cao Dương về đích NTM năm 2017.
(HBĐT) - Ngày 19/12, tại Sở TN&MT đã diễn ra hội nghị sơ kết một năm thực hiện Chương trình phối hợp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Sở TN&MT, đại diện ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh và các sở, ngành liên quan.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh tăng cường, từ hôm nay (19-12) đến 21-12, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục xảy ra rét đậm diện rộng, vùng núi và vùng núi cao rét hại, xuất hiện băng giá.
Được dự báo không ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền, nhưng vùng bão Kai Tak hướng đến lại có rất nhiều tàu thuyền hoạt động.
Những cơn gió mùa đông bắc dồn dập thổi về kéo nền nhiệt miền Bắc xuống thấp, đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) gần 5 độ, Hà Nội 16 độ.