(HBĐT) - Hiện nay, tỉnh ta là một trong 13 tỉnh trên toàn quốc xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Trước đó, sáng 7/3, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách khống chế DTLCP với các sở, ngành liên quan và 11 huyện, thành phố trong tỉnh.


Lực lượng liên ngành chốt kiểm dịch động vật Yên Mông (TP Hòa Bình) phối hợp thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao.

Yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường lãnh, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với DTLCP. Đặc biệt, đối với vùng có nguy cao cần tăng cường lực lượng và hoạt động của các chốt kiểm dịch tạm thời, kiểm soát nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển và người đi lại. Các địa phương tăng cường công tác phối hợp liên ngành, chủ động lập thêm chốt kiểm dịch động vật tạm thời nếu cần thiết...

Chỉ đạo của UBND tỉnh cho thấy, việc duy trì nghiêm túc hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật có ý nghĩa hết sức quan trọng để ứng phó với dịch bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, trong thực tế, tại một số chốt kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra tình trạng thiếu sự phối hợp liên ngành để có thể gấp rút triển khai phương án phòng ngừa sự lây lan của bệnh dịch.

13h30’ ngày 8/3, tại chốt kiểm dịch động vật đặt tại xã Yên Mông (TP Hòa Bình), chúng tôi chứng kiến sự có mặt và tinh thần làm việc nghiêm túc của lực lượng liên ngành. Tuy nhiên, theo tổ trưởng Nguyễn Tiến Công, chốt kiểm dịch động vật đặt tại xã Yên Mông nằm trên quốc lộ 70, theo quy định của Công an tỉnh, lực lượng CSGT Công an thành phố chỉ được tuần tra, kiểm soát trên tỉnh lộ nên việc thực thi công vụ của CSGT nói riêng, lực lượng liên ngành nói chung gặp nhiều khó khăn. Không ít trường hợp lái xe vận chuyển hàng hóa qua chốt đã phớt lờ hiệu lệnh của lực lượng chức năng nên tình trạng sót, lọt phương tiện chở gia súc, gia cầm qua chốt không thể tránh khỏi. Theo đó, việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đang trong cao điểm phòng chống DTLCP, đề nghị Công an tỉnh xem xét điều chỉnh thẩm quyền đối với lực lượng CSGT cấp huyện để việc kiểm soát gia súc, gia cầm qua chốt đảm bảo chặt chẽ, triệt để hơn.

15h ngày 8/3, chúng tôi có mặt tại chốt kiểm dịch động vật tại xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Tại đây chỉ có 2 cán bộ thú y huyện và xã đang túc trực để thực thi công vụ, hoàn toàn vắng bóng lực lượng Công an và Quản lý thị trường (QLTT). Theo tổ trưởng Nguyễn Thị Đào, chốt được thành lập năm 2009 khi xảy ra dịch bệnh H5N1. Ngày 9/1/2019, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn đã ban hành quyết định kiện toàn. Theo đó, thành phần của chốt gồm 6 cán bộ được điều động từ Trạm thú y huyện, UBND xã Hợp Thịnh, Công an huyện và Đội QLTT số 2 để luân phiên túc trực tại chốt, phối hợp thực thi công vụ 24/24 giờ/ngày. Mặc dù đã có phân công cụ thể bằng văn bản, nhưng từ ngày 1/3/2019 đến nay, những cán bộ Công an huyện và Đội QLTT số 2 hoàn toàn vắng mặt. Mặc dù đang trong cao điểm phòng, chống DTLCP nhưng do "đơn thương, độc mã” trực tại chốt nên cán bộ thú y gần như hoàn toàn bất lực khi các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm đi qua, trong khi đường tỉnh 445 là huyết mạch giao thông quan trọng nối liền huyện Ba Vì (Hà Nội) với quốc lộ 6 qua địa bàn các xã: Hợp Thịnh, Hợp Thành, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn, là những địa phương có nhiều trang trại, hộ chăn nuôi lợn của huyện.
9h30’ ngày 9/3, chúng tôi có mặt tại chốt kiểm dịch động vật trên quốc lộ 6 đặt tại tiểu khu 14, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn). Tuy nhiên, cả 3 lực lượng liên ngành đều không có mặt để thực thi công vụ. Qua tìm hiểu được biết, toàn bộ cán bộ Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện đã được huy động xuống xã Thanh Lương để phối hợp với chính quyền xã tiêu hủy 25 con lợn mới phát hiện mắc DTLCP. Quốc lộ 6 là huyết mạch giao thông quan trọng, mật độ phương tiện tham gia giao thông ra, vào tỉnh ta và các tỉnh Tây Bắc rất lớn. Trong đó, 2 tỉnh, thành phố 2 đầu và cuối quốc lộ 6 là Điện Biên, Hà Nội đều đã xảy ra DTLCP. Thiết nghĩ, để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với DTLCP, các ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ, bố trí lực lượng hợp lý, đảm hoạt động 24/24 giờ của các chốt kiểm dịch, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, dập dịch ở cơ sở. Theo đó, việc tăng cường lực lượng và hoạt động của các chốt kiểm dịch tạm thời, kiểm soát nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển, người đi lại qua chốt là hết sức cần thiết.

Tại 2 xã Thanh Lương và Hợp Thanh, hiện đã có 4 hộ với tổng số 40 con lợn bị tiêu hủy do mắc DTLCP. 2 xã này đều nằm trên đường Hồ Chí Minh, giáp ranh với các xã của 2 huyện Kim Bôi và Lạc Thủy. Hiện tại, trên địa bàn 2 xã đã thành lập 9 chốt kiểm dịch tạm thời do UBND xã bố trí các lực lượng: thú y, CCB, phụ nữ, công an, dân quân tham gia, đảm bảo thường trực và thực thi nhiệm vụ 24/24 giờ. Tuy nhiên, đường Hồ Chí Minh là huyết mạch giao thông quan trọng kết nối với các tỉnh đã công bố dịch như Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nội. Theo đó, việc thành lập và duy trì hoạt động của chốt kiểm dịch động vật trên đường Hồ Chí Minh là rất cần thiết.

Thực tế cho thấy, cùng với việc bố trí kịp thời các nguồn lực, các cấp, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ để chủ động hướng dẫn việc bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển và thị trường nơi có dịch. Đồng thời, làm tốt công tác thông tin truyền thông phù hợp với tình hình để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.


Dức Phượng

Các tin khác


Xuất hiện thêm ba ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Thanh Lương – Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng ngày 8/3/2019, Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Lương Sơn và Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh nhận được tin báo của UBND xã Thanh Lương (Lương Sơn): tại 3 hộ gia đình, gồm gia đình bà Bùi Thị Kiên ở xóm Sấu Hạ, bà Bùi Thị Ngoan ở xóm Gò Mu và ông Bùi Văn Tạ ở xóm Xuân Dương có 25 con lợn giống và lợn thịt bị ốm và chết bất thường.

Đề nghị hỗ trợ 20.000 lít thuốc khử trùng để phục vụ công tác chống dịch

(HBĐT) - Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), UBND tỉnh vừa có Công văn số 372/UBND-NNTN, ngày 7/3/2019 về việc xin hỗ trợ thuốc khử trùng từ nguồn dự trữ quốc gia.

Huyện Lương Sơn nhanh chóng khống chế, bao vây dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại xóm Cáp, xã Hợp Thanh (Lương Sơn). Công tác chống dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh đã được huyện Lương Sơn triển khai hết sức khẩn trương, giúp nhanh chóng khống chế, bao vây ổ dịch.

Dự báo thời tiết 8.3: Miền Bắc tiếp tục rét trong ngày Quốc tế Phụ nữ

Dự báo thời tiết 8.3, miền Bắc vẫn duy trì trạng thái rét. Tuy nhiên, nhiệt độ đã tăng nhẹ 1 - 2 độ C so với hôm qua (7.3). Đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác.

Bắc Bộ chuyển rét, nguy cơ dông lốc, sét và mưa đá ở vùng núi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (7-3), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở Bắc vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, giật cấp 7.

Tập trung cao độ ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Sáng 7/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) với các sở, ngành liên quan và 11 huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục