(HBĐT) - Sáng 7/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) với các sở, ngành liên quan và 11 huyện, thành phố.
DTLCP đã xuất hiện tại xã Hợp Thanh (Lương Sơn), nguy cơ lây
lan ra các xã lân cận, đe dọa các địa bàn trọng điểm. Ổ dịch hiện đã được xử
lý, thực hiện các biện pháp chống dịch đảm bảo kịp thời, đúng quy trình. Tuy
nhiên, nguy cơ xuất hiện dịch tại các xã, các huyện là rất lớn. Hội nghị đã
nhận được nhiều ý kiến của các huyện đưa ra một số giải pháp cấp bách để triển
khai tốt công tác chống dịch. Đề xuất có sự hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương, của
tỉnh và huyện trong việc triển khai công tác phòng, chống để dịch bệnh sớm được
ngăn chặn.
Đồng chí Nguyễn Văn
Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn
Văn Dũng đề nghị: Trước tình hình DTLCP đang rất "nóng" và dịch đã
xuất hiện tại xã Hợp Thanh (Lương Sơn), tỉnh cần tập trung triển khai đồng bộ
nhóm giải pháp trên tinh thần khoanh vùng, dập dịch khẩn trương để sớm công bố
chấm dứt dịch. Các huyện, thành phố tiếp tục tăng cường lãnh, chỉ đạo, thực
hiện nghiêm túc Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với DTLCP. Đặc biệt, với
vùng trọng điểm nguy cơ gồm các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi cần tăng
cường lực lượng và hoạt động của các chốt kiểm dịch tạm thời, kiểm soát nghiêm
ngặt các phương tiện vận chuyển và người đi lại qua chốt. Riêng vùng có dịch,
hạn chế tối đa người và phương tiện ra, vào. Các địa phương tăng cường công tác
phối hợp liên ngành, chủ động lập thêm chốt kiểm dịch động vật tạm thời nếu cần
thiết. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, tình huống có dịch xảy ra,
các địa phương thực hiện thống kê, xác định kịp thời, chính xác đàn lợn bệnh
theo trọng lượng làm căn cứ để hỗ trợ, mức tối thiểu hỗ trợ 80% giá lợn hơi so
với giá thị trường.
Bùi Minh
(HBĐT) - Trong cơ cấu cây trồng vụ xuân hàng năm, huyện Yên Thủy không xác định lúa là cây chủ lực như nhiều địa phương trong tỉnh. Thay vào đó là các loại cây màu có khả năng chịu hạn tốt và giá trị kinh tế cao hơn như ngô, lạc, rau các loại… Đối với vùng đất "chưa nắng đã hạn” như Yên Thủy, đây chính là giải pháp hữu hiệu nhằm chủ động kiểm soát mức độ ảnh hưởng của hạn hán đối với tình hình sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, ngành NN&PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt Chỉ thị số 02, ngày 16/1/2019 của UBND tỉnh về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Kỷ Hợi 2019; chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái pháp luật trong mùa khô; đồng thời chỉ đạo các cơ sở sản xuất tích cực gieo ươm, chăm sóc giống, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng vụ xuân và cả năm 2019.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hôm nay (4-3), các tỉnh miền bắc có mưa dông, sáng và đêm trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Trong cơn dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Các tỉnh Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa; riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
Sáng 4-3, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan T.Ư, đầu cầu trực tuyến các địa phương; một số tổ chức quốc tế.
Ngày 2-3, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh và Công ty Cổ phần VNG đã ký kết thỏa thuận hợp tác, chính thức công bố tiện ích ứng dụng Zalo trong công tác truyền thông về Quảng Ninh và trong dịch vụ Chính quyền điện tử.
(HBĐT) - Ngày 28/2, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh) phối hợp với Huyện đoàn Lương Sơn tiến hành bàn giao hơn 100 cây cau tứ thời cho xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và thực hiện công trình đường cây thanh niên nhân dịp phát động tháng Thanh niên năm 2019 tại xã Cư Yên.