(HBĐT) - Vừa qua, hạt dổi Chí Đạo, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã được UBND tỉnh chấm điểm, đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là cơ hội lớn để đưa hạt dổi Chí Đạo vươn xa hơn nữa, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân ở Mường Be.
Hạt dổi xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh. Sản phẩm có bao bì, nhãn mác, mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc.
Mường Be là tên gọi từ xa xưa đối với vùng dổi nổi tiếng - xã Chí Đạo. Hơn chục năm trở lại đây, những cây dổi với thân cao vút, hàng chục, hàng trăm năm tuổi bên những mái nhà sàn đã đem lại sự ấm no cho người dân xã vùng sâu này. Từ khi cây dổi lên ngôi, chính quyền các cấp, ngành chức năng và người dân nơi đây đã tích cực quảng bá sản phẩm, bảo vệ thương hiệu, đưa hạt dổi, cây dổi vươn xa đến khắp mọi miền đất nước. Trong đó có sự ra đời của Hợp tác xã Cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo.
Đồng chí Bùi Văn Luyến, Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ khi HTX ra đời, sản phẩm hạt dổi, cây dổi giống của xã đã có những bước tiến mới. Theo đó, HTX bảo vệ được chất lượng hạt dổi của địa phương trước sự xâm nhập của các loại hạt dổi tràn lan trên thị trường. Đồng thời, khuyến cáo các thành viên HTX không vì lợi nhuận mà bảo quản, chế biến hạt dổi không đúng quy cách (như luộc hạt dổi để phơi nhanh khô). Đặc biệt, sản phẩm giống cây dổi của Chí Đạo đã kết nối được khách hàng ở mọi miền đất nước. Hiện nay, nhiều tỉnh ở Tây Nguyên đang trồng dổi Chí Đạo để phủ xanh đồi rừng.
"Dổi là cây trồng truyền thống đã và đang đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con. Đó là lý do Chí Đạo lựa chọn hạt dổi, cây dổi để tham gia chương trình OCOP. Vừa qua, sản phẩm hạt dổi của xã đã được UBND tỉnh chấm điểm, đánh giá và công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019. Đây sẽ là nền tảng để chúng tôi tiếp tục xây dựng thương hiệu, đưa hạt dổi, cây dổi vươn xa hơn nữa, đem lại giá trị kinh tế bền vững” - đồng chí Bùi Văn Luyến, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh. Dạo quanh các vườn dổi của Mường Be, chúng tôi thấy được sự phấn khởi của người dân nơi đây, khi cây dổi tiếp tục được mùa hoa và đang đậu quả chi chít cành.
Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Bun, Trưởng xóm Be Trên, thật tình cờ khi buổi sáng cùng ngày, ông Bun vừa được Phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn trao tận tay giấy chứng nhận hạt dổi Chí Đạo đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019 của tỉnh. Ông Bun hiện là Giám đốc HTX Cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo. Không giấu niềm vui, ông Bun chia sẻ, HTX hiện có 20 thành viên, trong đó có 5 hộ đã mua được ô tô nhờ cây dổi. Còn xóm Be Trên hiện thu nhập bình quân đã đạt 27 triệu đồng/người/năm, tăng gấp đôi so với 4 năm trước, kết quả này có được cũng nhờ cây dổi. "Những kết quả có được ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của mỗi hộ dân, chúng tôi còn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất nhiều của các cấp, ngành. Vừa rồi, hạt dổi đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh, chúng tôi rất phấn khởi. Hiện nay, hạt dổi của HTX đã có bao bì, nhãn mác, có mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc giữ gìn thương hiệu và quảng bá sản phẩm, cũng như đưa sản phẩm vào chuỗi liên kết để mở rộng thị trường tiêu thụ” - ông Bun phấn khởi cho biết.
Có thể nói, với việc được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao sẽ tạo ra cơ hội lớn để cây dổi ở xã Chí Đạo tiếp tục phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm. Để nắm bắt được cơ hội đó, người dân cần chủ động trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như đấu tranh, chống sự xâm nhập, trà trộn các loại sản phẩm hạt dổi trôi nổi trên thị trường để bảo vệ thương hiệu. Người trồng dổi ở Chí Đạo cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, giúp đỡ của các ngành chức năng trong đào tạo, tập huấn, ứng dụng KHKT, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Viết Đào
(HBĐT) - Thời gian qua, Sở NN&PTNT tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý bảo vệ và chống chặt phá rừng trái pháp luật trong mùa khô.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 13/3/2020 về tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng, chống lũ bão năm 2020.
(HBĐT) - Đầu tháng 3/2020, phóng viên Báo Hòa Bình liên tục nhận được các cuộc gọi "kêu cứu” của người dân và cán bộ xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) về tình trạng ô nhiễm từ trang trại nuôi lợn, làm đảo lộn cuộc sống. Ngày 10/3, chúng tôi đã về xóm Lựng. Đây là xóm giáp ranh với xóm Dứng Ổi, xã Kim Bôi, nơi có trại nuôi lợn quy mô 6.000 con/lứa.
Tối 17/3, bốn tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ xuất hiện giông lốc cùng mưa đá, làm hư hại nhiều tài sản của người dân.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh đã gây mưa rào và dông nhiều nơi tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với lượng mưa phổ biến 10-30mm, có nơi trên 30mm như Phố Ràng (Lào Cai) 37mm, Tuyên Quang 33mm…
Trong vòng 24h qua, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh tại nhiều nơi trên thế giới, các nước châu Âu đang khẩn trương khiển khai những biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế sự lây lan chóng mặt của chủng virus đáng sợ này.