Tại Hội nghị toàn thể Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á - TBD vừa được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia đến từ Nhật bản, Hàn Quốc nhận định Việt Nam có cơ hội lớn về gia công xuất khẩu phần mềm (outsourcing).
Nhiều công ty ở Nhật Bản đã coi Việt Nam như một đích đến trong lĩnh vực outsourcing để thay thế thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ. Nguồn: leverageacademy.com. |
Theo một khảo sát của Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA) do ông Sugiyama, Phó Chủ tịch Hiệp hội công bố, Việt Nam đứng thứ 3 trong các điểm đến về outsourcing ở Nhật Bản nhưng mới chỉ chiếm 0,5%, trong khi Trung Quốc dẫn đầu với tỷ lệ 84,3%.
Tuy nhiên, ông Sugiyama tiết lộ một thông tin lạc quan: nhiều công ty ở Nhật Bản đã coi Việt Nam như một đích đến trong lĩnh vực outsourcing để thay thế thị trường Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam là một thị trường thuê ngoài tiềm năng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản bởi các yếu tố như: chi phí nhân công cạnh tranh, lao động Việt Nam thích nghi nhanh với văn hóa và thông lệ kinh doanh của Nhật Bản, ông Sugiyama nhận định.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) kiêm Phó chủ tịch Asocio cho biết: vấn đề cơ bản là Việt Nam chưa có chuyên gia bậc cao để đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản. Vinasa đã làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ (Nasscom) của Ấn Độ để họ hỗ trợ Việt Nam, hy vọng thời gian tới, Việt Nam và Ấn Độ sẽ giải quyết được vấn đề này.
Theo ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Vinasa, Việt Nam đã có 120 triệu thuê bao di động, 22,2 triệu người sử dụng Internet; 460 nghìn người tham gia thị trường ICT. Việt Nam là thị trường cạnh tranh và đầy hứa hẹn về nguồn nhân lực, hàng năm có khoảng 62.000 sinh viên ngành CNTT-TT và con số này gia tăng khoảng 25-30% mỗi năm.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về CNTT-TT và có thế mạnh nổi trội trong việc cung cấp nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, Việt Nam muốn trở thành 1 trong 15 điểm đến hấp dẫn nhất trong lĩnh vực thuê ngoài, ông Công cho biết.
Theo Vnn
"Việc xác định niên đại sẽ chủ yếu dựa vào những cây lúa đang trồng khi cho thu hoạch và niên đại AMS của 3 vỏ trấu vừa được gửi sang Nhật Bản giám định.
Quét file trước khi sử dụng là cách đơn giản nhưng an toàn để đảm bảo máy tính không bị lây nhiễm virus và các phần mềm gây hại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Vài năm nữa, các nhà du hành vũ trụ và các nhà nghiên cứu lên Mặt trăng làm việc dài ngày, họ cần năng lượng. Một phương án có nhiều ưu điểm được đề xuất: họ sẽ dùng năng lượng hạt nhân.
Phát biểu tại Hội thảo châu Á – châu Đại Dương về chính sách phát triển CNTT với chủ đề Hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp phát triển CNTT khai mạc hôm nay, 18-6, tại Hà Nội, Chủ tịch ASOCIO Kien Leong Looi cho rằng, hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp là yếu tố then chốt để tạo ra môi trường chính sách tốt cho ngành CNTT phát triển.
(HBĐT) - Với sự cố gắng của tổ hợp VSMT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND thị trấn, UBND huyện cùng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và quan trọng hơn là sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. Sau hơn chục năm hoạt động, tổ hợp VSMT Lương Sơn đã không ngừng phát triển và thực sự có hiệu quả, mỗi ngày có 5-10 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom.
Chiều ngày, 17-6, Công ty sản xuất thẻ thông minh MKSmart vừa công bố trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được Hiệp hội viễn thông thế giới GSMA trao chứng nhận đạt chuẩn an ninh áp dụng cho những nhà sản xuất thẻ thông minh (S.A.S).