Hội thảo có sự tham gia của đại diện
15 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phát biểu tại Hội thảo châu Á – châu Đại Dương về chính sách phát triển CNTT với chủ đề Hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp phát triển CNTT khai mạc hôm nay, 18-6, tại Hà Nội, Chủ tịch ASOCIO Kien Leong Looi cho rằng, hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp là yếu tố then chốt để tạo ra môi trường chính sách tốt cho ngành CNTT phát triển.

Theo ông Kien Leong Looi, việc xây dựng chính sách phát triển CNTT của mỗi quốc gia cũng giống như xây dựng một đội bóng đá, huấn luyện viên phải hiểu các cầu thủ, có phương pháp để phát huy được thế mạnh của mỗi cầu thủ, hạn chế điểm yếu của đội bóng.


 

Theo tiến sĩ Dan E Khoo, Chủ tịch Liên minh CNTT Thế giới WITSA, Malaysia phát triển CNTT thành công là nhờ chiến lược và sự nhất quán của Chính phủ trong ưu tiên phát triển CNTT liên tục gần 20 năm qua, nhất các các ưu đãi về hạ tầng, trụ sở làm việc, thuế, nhân lực. Nhờ vậy từ một nước nhập khẩu hầu hết thiết bị và dịch vụ CNTT, ngày nay công nghiệp CNTT đã chiếm 9,8% GDP quốc gia, bắt đầu xuất khẩu mạnh ra các nước.


 

Bà Kelly Hutchison, Tổng thư ký Hiệp hội công nghệ thông tin Australia (AIIA) chia sẻ kinh nghiệm của Australia trong xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng các chính sách khuyến khích sự sáng tạo trong các doanh nghiệp.


 

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Ấn Độ (NASSCOM) cho biết thành công của Ấn Độ nhờ sự đầu tư vào đào tạo nhân lực, biến Ấn Độ trở thành cường quốc công nghiệp phần mềm thế giới.


 

Thuyết trình của đại diện Nhật Bản, ông Sugiyama, Phó Chủ tịch Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA) cho thấy cơ hội to lớn cho các nước và doanh nghiệp trong hợp tác gia công phn mềm cho thị trường Nhật Bản. Nhu cầu gia công phần mềm của Nhật Bản đang tăng mạnh tới 30% mỗi năm, đạt mức 4,3 tỷ USD vào năm 2008. Việt Nam cũng đang tận dụng tốt cơ hội này và hiện là đối tác gia công phần mềm lớn thứ ba của Nhật Bản, sau Trung Quốc và Ấn Độ.


 

Các tham luận từ Hàn Quốc, Việt Nam cũng cho thấy nhân lực là yếu tố các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. 


 

                 
             Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: “Chính phủ Việt Nam
                            quan tâm, ưu đãi phát triển CNTT”.


 

Ông Jeung-bae Son, Giám đốc điều hành Liên đoàn Công nghiệp CNTT Hàn Quốc (FKII) cho biết Hàn Quốc có chương trình đào tạo nhân lực CNTT Hanium  được Chính phủ hỗ trợ rất mạnh. FKII sẵn sàng chia sẻ chương trình này với Việt Nam.


 

Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, tại Việt Nam, CNTT và truyền thông đang góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm an toàn, an ninh quốc gia. Phát triển CNTT là chiến lược then chốt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Việt Nam đang xây dựng kế hoạch phát triển mới với mục tiêu tăng tốc đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT vào năm 2020. Đề án này Chính phủ đang giao cho Bộ Thông tin – Truyền thông xây dựng.


 

Trong các ngày từ 17 đến 20-6, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) tại Hà Nội và TP Hạ Long (Quảng Ninh).

Hội thảo quốc tế về chính sách phát triển CNTT với chủ đề: “Hợp tác Nhà nước và Doanh nghiệp để phát triển CNTT” trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO. Tham dự Hội thảo có 150 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và đặc biệt là gần 50 nhà lãnh đạo các Hiệp hội CNTT đến từ 15 nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Á, châu Đại Dương.

ASOCIO là liên minh lớn nhất, uy tín nhất về CNTT trong khu vực với 21 nền kinh tế thành viên, bao gồm thị trường CNTT với quyn 300 tỷ USD.

 

 

                                                                   Theo Báo ND

Các tin khác

Xã viên tổ hợp VSMT Lương Sơn xử lý thu gom rác thải góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thủ thuật kiểm tra độ an toàn của file trước khi dùng

Quét file trước khi sử dụng là cách đơn giản nhưng an toàn để đảm bảo máy tính không bị lây nhiễm virus và các phần mềm gây hại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nhà máy xử lý nước thải khu Công nghiệp Lương Sơn: Động lực bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp trong khu công nghiệp Lương Sơn được đầu tư trên 26 tỷ đồng được lắp đặt các thiết bị hiện đại, đồng bộ, bước đầu đưa vào hoạt động đã góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư và đảm bảo môi trường bền vững cho huyện Lương Sơn. Đây là nhà máy xử lý nước thải công nghiệp đầu tiên của tỉnh ta. Việc nhà máy xử lý nước thải đi vào vận hành tạo tiền đề cho các khu công nghiệp khác trên địa bàn đã và đang tiếp tục được xây dựng coi trọng việc bảo vệ môi trường.

Mặt trăng có nhiều nước hơn chúng ta tưởng

Một nghiên cứu mới đây cho thấy lượng nước bên dưới bề mặt "chị Hằng" lớn hơn ít nhất 100 lần so với tính toán trước kia của giới khoa học.

Hôm nay, Hà Nội lập kỷ lục nắng nóng

Hôm qua 16/6, nhiệt độ tại Hà Nội tăng đến 43 độ C. Tuy nhiên, hôm nay và ngày mai (17 - 18/6) nắng nóng tại Hà Nội còn vượt ngưỡng “khủng”.

Huyện Cao Phong: Chủ động phòng, chống lụt bão

(HBĐT) - Với phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra”, huyện Cao Phong đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng trên địa bàn xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt bão và tìm kiến cứu nạn (PCLB&TKCN), phương án hậu phương và di dân. Mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn cho các công trình phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

Ra mắt Liên minh các vùng cửa sông thế giới

Chương trình tiểu vùng sông Mê Công mở rộng của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới cho biết, Liên minh các vùng cửa sông thế giới (WEA) vừa ra mắt vào ngày Môi trường Thế giới tại Thượng Hải, Trung Quốc, nhằm phát triển và bảo vệ một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất của thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục