Hiện có khoảng 35 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên khắp thế giới. Các chuyên gia cho biết con số này có thể tăng gấp đôi thậm chí gấp ba vào năm 2050.

 

Việc chẩn đoán căn bệnh này là một thời điểm “gây chấn thương” cho cả các nạn nhân cũng như gia đình họ. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học ở Munich đã nghiên cứu để thay đổi điều này.

Những người mắc bệnh Alzheimer, về mô học, trong não có các xoắn sợi thần kinh và các mảng thoái biến amyloid. Tuy nhiên người ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Hiện tượng này xảy ra làm tổn hại các chức năng tế bào cần thiết và cản trở thông tin giữa các tế bào thần kinh. Kết quả là, các tế bào thần kinh bắt đầu chết và não teo lại đến 20%, tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh. Bệnh nhân mất trí nhớ và tính cách thay đổi, mất cảm giác về không gian và thời gian…

Nhóm nghiên cứu do nhà nghiên cứu thần kinh học Jochen Herms dẫn đầu cùng 20 chuyên gia khác đang tìm hiểu một cách chẩn đoán bệnh Alzheimer đơn giản hơn, đó là nhìn vào mắt bệnh nhân.

Ông Herm cho rằng võng mạc của người bị bệnh Alzheimer biểu lộ sự khác thường liên quan đến các quá trình liên quan ở não, xuất hiện rất lâu trước khi các triệu chứng điển hình của bệnh này bắt đầu xuất hiện trong đầu. Nhờ đó mà người mắc bệnh này có thể được chữa trị trước khi xảy ra những tổn hại không tránh khỏi sau này.

Các nhà khoa học này đang nghiên cứu mối liên quan giữa sự thay đổi võng mạc và não bộ. Cụ thể, họ đang tìm hiếu sắc tố cảm biến khiến con người có khả năng phát hiện sự bất thường trong võng mạc.

Hiện các nhà khoa học quan sát những thay đổi trong võng mạc của bệnh nhân đang ở giai đoạn tiến triển của bệnh Alzheimer kết hợp với việc phát triển máy quét laser võng mạc. Dự án này dự định sẽ hoàn thành vào cuối năm nay./.

                                      Theo TTXVN/(Vietnam+)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công ty TNHH FLOSVINA được đánh giá thực hiện khá tốt công tác ATVSLĐ - PCCN.
Không có hình ảnh

Việt Nam đoạt quán quân cuộc thi thiết kế vi mạch quốc tế

Hai đội của Đại học Quốc gia TP.HCM đã đoạt 2 giải cao nhất của Cuộc thi thiết kế vi mạch LSI lần thứ 14 tại Okinawa, Nhật Bản.

Đa số heo nuôi bị nhiễm virus “tai xanh”

100% số đàn heo nuôi ở quy mô lớn và 67% số đàn heo nuôi ở quy mô nhỏ tại TP.HCM bị nhiễm virus PRRS (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn, hay còn gọi là heo “tai xanh”).

Gần 500 ha lúa bị bệnh vàng lá, nghẹt rễ

(HBĐT) - Hiện nay, trên trà lúa xuân muộn cây cuối tháng 2, đầu tháng 3 xuất hiện khá phổ biến hiện tượng vàng lá và nghẹt rễ.

Những đề tài khoa học gắn với thực tiễn đời sống

Hằng năm, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH-CNVN) thực hiện hàng trăm đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ các cấp. Trong đó không ít vấn đề nảy sinh từ nhu cầu đời sống xã hội. Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách trong mối quan hệ giữa nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, cần từng bước tìm cách tháo gỡ và gắn kết với nhau hơn.

Chip phân tích máu cấp tốc

Một nghiên cứu quốc tế giữa các trường đại học California (Mỹ), Dublin City (Ireland) và Valparaíso (Chile) đã đưa ra kết quả là một loại chip sinh học thông minh có thể phân tích máu giúp chẩn đoán bệnh chỉ trong vài phút.

Chuẩn bị có tablet chạy song song Windows và Android

Hãng điện tử đến từ Đài Loan, Gigabyte Technology cho biết sẽ ra mắt loạt máy bảng mới vào năm nay. Đặc biệt, trong số đó bao gồm cả loại máy tính bảng có thể sử dụng đồng thời cả hệ điều hành Android và Windows 7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục