Cán bộ thú y xã Mường Chiềng (Đà Bắc) giám sát và hướng dẫn hộ chăn nuôi xóm Nà Mặn thực hiện biện pháp phòng, chống rét cho gia súc.
(HBĐT) - Đợt rét đậm, rét hại đầu tiên đã xuất hiện kể từ trung tuần tháng 12 và dự báo còn kéo dài trong vài ngày tới. Hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tỉnh cần chú ý thực hiện các biện pháp chủ động phòng - chống đói, rét cho đàn vật nuôi, tránh để xảy ra hiện tượng gia súc bị chết đói, chết rét, thiệt hại trực tiếp đến kinh tế hộ, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, phát triển chăn nuôi.
Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Chi cục Phó chi cục Thú y, ở các vụ đông - xuân trước, hiện tượng gia súc chết đói, chết rét tuy được hạn chế nhiều nhưng do thiếu chủ động về nguồn thức ăn dự trữ, ý thức phòng, chống của hộ chăn nuôi một số nơi, nhất là vùng cao, sâu, xa kém nên vẫn còn trâu, bò chết rét, như ở các xã: Yên Thượng, Yên Lập, Xuân Phong (Cao Phong), Lạc Sỹ (Yên Thủy), Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu)... Số gia súc chết đói, chết rét vụ đông - xuân 2013 - 2014 của tỉnh là 48 con, hầu hết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do hộ chăn nuôi không tuân thủ các biện pháp phòng - chống như: không quản lý gia súc tại chuồng trại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không che chắn lán trại chăn nuôi và tiêm phòng đầy đủ, không cho gia súc, nhất là trâu, bò già, bê, nghé ăn uống đảm bảo về lượng và dinh dưỡng.
Thực hiện Chỉ thị số 9648 của Bộ NN & PTNT, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 19, ngày 15/12/2014 về việc phòng, chống đói, rét cho gia súc vụ đông - xuân 2014 - 2015 yêu cầu các sở, ban, ngành, huyện, thành phố triển khai thực hiện các biện pháp phòng - chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc một cách đồng bộ và quyết liệt. Sở NN & PTNT đang tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi chặt diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các ổ dịch để có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi và tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc. Sau khi đã thực hiện kiểm tra điểm tại 4 địa phương Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy vào trung tuần tháng 11, tỉnh tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch của BCĐ phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng - chống đói, rét, dịch bệnh tại tất cả các huyện, thành phố bắt đầu từ đầu cuối tháng 12/2014 - 1/2015. Dự kiến cũng trong tháng 1/2015, toàn tỉnh sẽ triển khai 1 đợt chiến dịch phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công tác phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó, bám sát nội dung tinh thần của Chỉ thị, các địa phương tích cực đôn đốc, cử cán bộ chuyên môn trực tiếp về cơ sở hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, trọng tâm là các xã vùng cao còn tập quán thả rông gia súc trong rừng. Đồng thời, phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng - chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho gia súc. Khuyến cáo hộ chăn nuôi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, cần chủ động nắm bắt diễn biến phức tạp của các đợt rét đậm, rét hại, phòng đói, rét cho gia súc bằng việc củng cố, che chắn chuồng trại đủ ấm, hạn chế gió lùa, giữ nền chuồng khô ráo và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chủ động các nguồn nhiệt như than, trấu, củi... để sưởi ấm cho trâu, bò khi thời tiết rét đậm. Đối với những nơi còn tập quán chăn thả tự do, vào ngày giá rét kéo dài, khi nhiệt độ ngoài trời dưới 120C cần khẩn trương huy động lực lượng và tổ chức các biện pháp đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát, không cho làm việc. Hộ chăn nuôi trâu, bò lưu ý đảm bảo lượng thức ăn dự trữ bình quân 5 - 7 kg/con/ngày trong thời gian rét đậm kéo dài.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho 1.940 ha đất canh tác thuộc các xã Dũng Phong, Tân Phong, Nam Phong và thị trấn Cao Phong , cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho trên 12.000 nhân khẩu của thị trấn Cao Phong và một phần của 2 xã Tây Phong và Nam Phong, đó là mục tiêu chính khi triển khai đầu tư dự án hồ Cạn Thượng và Nhà máy nước Cao Phong. Tuy nhiên, cả hai công trình đều không được thực hiện đúng tiến độ như dự kiến ban đầu. Nguyên nhân chính công trình hồ Cạn Thượng chậm tiến độ là do thiếu vốn, công trình Nhà máy nước Cao Phong là do còn vướng mắc về mặt bằng.
(HBĐT) - Huyện Mai Châu hiện có trên 35 nghìn ha rừng. Qua rà soát, kiểm tra, phân loại có trên 10 nghìn ha rừng có nguy cơ cháy cao trong mùa hanh khô.
(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 768 đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và 26 đội dân phòng. Qua phân loại đánh giá của phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) có 60% số đội hoạt động khá, 30% đội hoạt động trung bình và 10% đội hoạt động yếu.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm đến nay, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm 4 người chết, 2 người bị thương. So với năm 2013, số vụ và số người chết đều giảm. Song điều này không có nghĩa là những thiếu sót trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được khắc phục nghiêm túc. Giảm số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một cách bền vững vẫn còn là vấn đề khó khi nhìn vào các số liệu kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp.
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Tân Lạc trồng được 747,2 ha rừng, đạt 166% KH. Trong đó: rừng sản xuất trồng được 707,2 ha, đạt 176,8% kế hoạch, tăng 3,5% so với năm 2013; rừng phân tán 40 ha, đạt 80% KH, giảm 60% so với năm 2013.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Sơn, những năm qua, từ nhiều nguồn vốn lồng ghép trên địa bàn huyện đã đầu tư cho công tác môi trường nước và sinh hoạt đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng trên địa bàn xã; thực hiện yêu cầu về bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.