Do thiếu vốn nên công trình hồ Cạn Thượng (Cao Phong) không đảm bảo tiến độ và thi công trong tình trạng cầm chừng.

Do thiếu vốn nên công trình hồ Cạn Thượng (Cao Phong) không đảm bảo tiến độ và thi công trong tình trạng cầm chừng.

(HBĐT) - Đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho 1.940 ha đất canh tác thuộc các xã Dũng Phong, Tân Phong, Nam Phong và thị trấn Cao Phong , cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho trên 12.000 nhân khẩu của thị trấn Cao Phong và một phần của 2 xã Tây Phong và Nam Phong, đó là mục tiêu chính khi triển khai đầu tư dự án hồ Cạn Thượng và Nhà máy nước Cao Phong. Tuy nhiên, cả hai công trình đều không được thực hiện đúng tiến độ như dự kiến ban đầu. Nguyên nhân chính công trình hồ Cạn Thượng chậm tiến độ là do thiếu vốn, công trình Nhà máy nước Cao Phong là do còn vướng mắc về mặt bằng.

 

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ Cạn Thượng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1900/QĐ-UB, ngày 31/10/2003. Công trình do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư. Sau 2 lần điều chỉnh, công trình có tổng mức đầu tư 207.625.188.000 đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành các hạng mục đường điện và trạm biến áp, nhà quản lý, 9 bai dâng, đường thi công. Hệ thống kênh đã hoàn thành khối lượng đạt 95%, còn lại 500 m/18.785 m  kênh chưa thi công. Công trình đầu mối (gói thầu số 10)  khối lượng đã thi công đạt 80%. Trong đó, cao trình thi công đạt 277, còn thiếu 5 m là đến đỉnh tràn và 9 m là đến đỉnh đập (cao trình 286 m) với khối lượng bê tông đã thực hiện khoảng 60.000 m3/67.100 m3, theo đó khối lượng còn lại cần kinh phí đầu tư khoảng 7.000 m3.

 

Theo ông Quách Tự Hải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, công trình đầu mối là đập dâng bê tông trọng lực chiều dài 200 m, chiều cao lớn nhất tính đến đáy chân khay  42,5 m, bên trong bố trí hành lang kiểm tra và và các ống thu nước. Đường ống cấp nước sinh hoạt có đường kính 25cm đặt trực tiếp trong bê tông thân đập. Cửa vào tại cao trình 262 có hệ thống lưới chắn rác. Là đập bê tông trọng lực nên mặc dù đang thi công dở dang nhưng chủ đầu tư vẫn quyết định cho nhà thầu tích nước cao hơn cửa vào của đường ống cấp nước sinh hoạt từ 7-9 m với dung tích khoảng 1 triệu m3 để đảm bảo phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu hoạt động của Nhà máy nước Cao Phong.

 

Từ khi triển khai thi công, năm 2005, vốn dự án được cấp 4,5 tỷ đồng, sau 9 năm (đến tháng 6/2014), tổng giá trị giải ngân 143.157 triệu đồng. Theo đó, riêng phần xây lắp còn thiếu 41 tỷ đồng gồm 32 tỷ đồng để xây dựng hạng mục đầu mối đập chính và 9 tỷ đồng để xây dựng hệ thống kênh. Mặc dù nguồn vốn cấp cho dự án còn thiếu khá nhiều nhưng nhà thầu thi công (Công ty CP năng lượng và thương mại Hoàng Sơn) đã ứng ra hơn 9 tỷ đồng để thi công những hạng muc còn lại của công trình nhưng cũng chỉ thi công cầm chừng vì khối lượng còn lại rất lớn. Theo đại diện nhà thầu thi công, đến thời điểm này, nếu được cấp khoảng 8-9 tỷ đồng, các hạng mục chính của công trình sẽ cơ bản hoàn thành. Công trình thi công kéo dài gây rất nhiều khó khăn trong quản lý, điều hành. Trên khu vực đầu nguồn hồ Cạn Thượng, người dân tiếp tục trồng mía và cây ăn quả có múi vào diện tích đất đã đền bù giải phóng mặt bằng nên không tránh khỏi sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sinh hoạt. Nhiều diện tích đất thuộc khu vực lòng hồ người dân lại tái sản xuất, khi tích nước rất có thể chính quyền sở tại lại một lần nữa phải giải quyết những kiến nghị về đền bù, hỗ trợ hoa màu, tài sản trên đất. Đặc biệt, tiến độ thi công kéo dài là một áp lực lớn đối với nhà thầu thi công vì thiết bị, máy móc, nhân lực luôn trong tình trạng chờ vốn dẫn đến rất tốn kém, lãng phí.

 

Đối với Dự án Nhà máy nước Cao Phong, sau gần 24 tháng thi công, đến nay, các hạng mục chính  như hệ thống điện, khu vận hành đã hoàn chỉnh. Vật tư, thiết bị để lắp đặt cho các cơ quan, đơn vị, trường học và các hộ dân đã được chuẩn bị đầy đủ. Riêng tuyến đường ống dẫn nước chính đang được khẩn trương điều chỉnh và thi công một số đoạn còn lại như thay đoạn đường ống đầu nguồn bằng ống kẽm để phòng tránh tác động lũ bão; lắp đặt đoạn ống qua cầu Bưng. Theo đó, khó khăn lớn nhất của dự án còn 12 m đường ống dẫn nước chính thuộc khu vực tổ 5B thị trấn Cao Phong chưa có mặt bằng để thi công do còn 1 hộ dân không nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng từ khi  triển khai dự án cải tạo, nâng cấp QL 6. Không có mặt bằng thi, công nhà thầu không thể lắp đặt được đoạn đường ống dẫn nước còn lại và dù đầu nguồn đã đủ nước nhưng chưa thể thông tuyến nên không thử được áp lực thì công trình chưa thể đưa vào vận hành được.

 

Thực tế trên cho thấy, do những khó khăn, tồn tại, vướng mắc về vốn và mặt bằng việc điều chỉnh tiến độ thực hiện xây lắp của 2 dự án là vấn đề hiện hữu, đã kéo dài. Dư luận mong muốn các cấp, ngành tích cực vào cuộc tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, vướng mắc để các công trình sớm hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.

 

 

 

                                                                    Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công ty May SMA Việt - Hàn có trụ sở tại phường Chăm Mát (TPHB) đã trang bị đầy đủ khẩu trang nhưng nhiều công nhân không đeo.
Không có hình ảnh

Lạc Sơn: 95% hộ được dùng nước hợp vệ sinh

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Sơn, những năm qua, từ nhiều nguồn vốn lồng ghép trên địa bàn huyện đã đầu tư cho công tác môi trường nước và sinh hoạt đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng trên địa bàn xã; thực hiện yêu cầu về bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.

Huyện Kim Bôi: 67% hộ gia đình đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch”

(HBĐT) - Năm 2014, Hội LHPN huyện Kim Bôi có 13.362 hộ hội viên đăng ký thực hiện mô hình gia đình “5 không, 3 sạch”, trong đó có 8.970 hộ đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch”, bằng 67%, tăng 296 hộ gia đình đạt 8 tiêu chí so với 2013.

Hỗ trợ 95 triệu đồng cho 6 hộ chính sách và hộ nghèo xây dựng chuồng chăn nuôi

(HBĐT) - Trung tâm NS &VSMT NT vừa nghiệm bàn giao đưa vào sử dụng 6 mô hình chuồng chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh của 6 hộ gia đình tại xã Yên Mông (TPHB).

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, kiểm kê rừng

(HBĐT) - Ngày 12/12, Ban Chỉ đạo Kiểm kê rừng tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai dự án Điều tra, kiểm kê rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2016. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Mai Châu: Xây dựng được 4, 7 km đường kênh mương nội đồng

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiện nay huyện Mai Châu đã có 11/23 xã đã xây dựng phát triển hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới từ nguồn trái phiếu Chính phủ, gồm: xã Cun Pheo, Piềng Vế, Mai Hịch, Bao La, Xăm Khòe, Vạn Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Tòng Đậu, Tân Sơn, Phúc Sạn.

Nghiệm thu, bàn giao công trình cấp nước sinh hoạt xã Vạn Mai

(HBĐT) - Sáng 11/12, Ban quản lý các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT tỉnh đã tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình cấp nước sinh hoạt xã Vạn Mai (Mai Châu).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục