(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Theo đó, hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hoá, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
- Không nhỏ hơn 5 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;
- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định nêu trên.
Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.
Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.
Nghị định cũng quy định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi; đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác.
Cấm lấn chiếm đất trong hành lang bảo vệ nguồn nước
Nghị định cũng quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước gồm: Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại cũng là hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015.
PV (TH)
(HBĐT) - Trong 3 năm lại đây, diện tích cây có múi trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, tập trung ở các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy... Để đáp ứng nhu cầu của người trồng đã xuất hiện nhiều cơ sở cung cấp giống. Tuy nhiên, chất lượng cây giống chưa được kiểm chứng tốt hay xấu.
(HBĐT) - Mùa mưa bão vừa bắt đầu cũng là thời điểm dễ xảy ra giông, lốc và mưa lớn làm thiệt hại, gây ra những ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chiều tối ngày 2/5 vừa qua, trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã xảy ra trận giông, lốc đầu tiên với cường độ mạnh.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Ngọc Việt, GĐ Trung tâm dự báo khí thượng thủy văn Hòa Bình nhận định: Năm 2015, diễn biến thời tiết cho thấy, nền nhiệt trung bình cao hơn các năm, hiện nhiệt độ thời gian tháng 4-5 có thể cao nhất trong năm.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 513, ngày 17/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giống cây trồng từ nguồn dự trữ Quốc gia cho 3 tỉnh Hoà Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 1912, ngày 27/4/2015 giao Sở NN & PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phân bổ lúa giống hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
(HBĐT) - Trong lúc tại nhiều nơi, cán bộ và nhân dân vẫn loại hoay, toan tính, khiếu kiện chính sách đền bù GPMB làm ách tắc tiến độ triển khai các công trình dự án trọng điểm thì cán bộ, nhân dân xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) với nhận thức thấu đáo, tinh thần trách nhiệm cao, đồng thuận “ứng trước” mặt bằng, tạo thuận lợi thi công dự án trọng điểm QL 12 B, đưa dự án này vào khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư.
(HBĐT) - Năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch trồng 8.000 ha rừng. Thực hiện kế hoạch, các địa phương tập trung chuẩn bị cây giống, phát dọn thực bì để đảm bảo tiến độ đề ra.