Nhiều điểm xung yếu thường xuyên xảy ra sạt lở trên tuyến đường 433 - Đà Bắc (đoạn km 0 - km 23).
(HBĐT) - Mạng lưới giao thông của tỉnh chủ yếu trên địa hình vùng núi cao, độ dốc lớn, mùa mưa lũ hàng năm thường xuyên xảy ra sạt lở gây ách tắc giao thông. Sở GT -VT đang khẩn trương triển khai phương án phòng - chống lũ bão (PCLB) sát với điều kiện thực tế, đặt mục tiêu chuẩn bị chu đáo, khắc phục kịp thời những sự cố, bảo đảm giao thông nhanh nhất trong mọi tình huống.
Sở GT -VT quản lý trên 678,5 km đường giao thông các loại, trong đó có 290, 44 km quốc lộ Trung ương ủy thác, 388 km đường tỉnh, còn lại là đường giao thông các xã đặc biệt khó khăn. Theo Phó Giám đốc Sở GT -VT Bùi Đức Hậu, nhiều tuyến đường trong tỉnh nằm ở địa bàn đồi núi cao, độ dốc lớn, chia cắt, địa chất không ổn định, có nguy cơ sạt lở cao, nhiều ngầm tràn thường xuyên bị ngập gây ách tắc giao thông trong mùa mưa bão. Như thông lệ, trong tháng 3, Sở GT -VT đã kiện toàn Ban chỉ huy và triển khai phương án PCLB, bảo đảm giao thông. Sở đã rà soát, xác định những vị trí xung yếu có nguy cơ thường xuyên xảy ra sạt lở trong mùa mưa bão 2015 bao gồm: QL6 đoạn dốc Cun, dốc Quy Hậu, Thung Khe, Thung Nhuối; các tuyến đường tỉnh có chiều cao và độ dốc mái taluy lớn như 432, 433 - Đà Bắc, 435, 448. Các tuyến đường đang trong giai đoạn thi công, cải tạo, nâng cấp như QL 12B, QL 21A, đường tỉnh 433, 427, 431, tuyến C, đường Trường Sơn A. Các cầu yếu như Ngòi Mại, Ngòi Móng (đường tỉnh 445); cầu Suối Hoa, Cô Tang. Một số vị trí vượt suối không bảo đảm thoát lũ gây ách tắc giao thông hàng giờ như ngầm Cang (đường tỉnh 433), ngầm Sóng Quần (đường 438 B). Các ngầm: Khăm, Bái, Khoang Chụa trên tuyến các xã đặc biệt khó khăn cũng thường xuyên ngập sâu từ nửa ngày khi có mưa lớn...
Xuất phát từ đặc điểm trên, Sở GT -VT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và triển khai các phương án PCLB, bảo đảm giao thông sát thực tế trước trong và sau bão theo phương châm “4 tại chỗ”. Các đơn vị đã phân công lực lượng ứng trực, theo dõi sát diễn biến thời để triển khai kế hoạch PCLB, tăng cường kiểm tra, xử lý những vị trí xung yếu như đoạn đường, nền đường yếu, đoạn đường đèo dốc, mái taluy dễ sụt lở, duy tu, sửa chữa nền đường, mặt đường, khơi thông cống, rãnh, sơn sửa, bổ sung biển báo, gia cố móng mố, trụ, lòng cầu và sân ngầm tràn, thanh thải dòng chảy. Các đơn vị này cũng đã chuẩn bị vật tư, vật liệu dự phòng như đá hộc, rọ thép, dầm, ván mặt cầu tập kết đến kho tàng, bến bãi, máy móc, nhân lực được bố trí đến nơi dễ cơ động để có thể xử lý nhanh nhất ách tắc giao thông. Ban quản lý các dự án đang triển khai kế hoạch PCLB, bảo đảm giao thông trong phạm vi dự án, tổ chức chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu xây dựng và triển khai các phương án bảo đảm giao thông trong mùa mưa lũ. Trong đó, yêu cầu nhà thầu khơi thông dòng chảy, bảo đảm thoát nước với các công trình vừa thi công, vừa khai thác để bảo đảm an toàn giao thông.
Sở GT -VT phối hợp với các đơn vị quản lý đường thủy nội địa và lực lượng chức năng kiểm tra, rà soát và tăng cường hệ thống báo hiệu, đèn hiệu, các vị trí trú ẩn bảo đảm an toàn, vị trí có nguy cơ sạt lở, vị trí cản trở giao thông đường thủy, kịp thời điều chỉnh hướng di chuyển cho phù hợp với tình hình, diễn biến mưa lũ, phối hợp kiểm tra các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách, kiên quyết kiểm tra và xử lý vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy và hiện tượng đánh bắt cá trái phép ở hạ lưu đập thủy điện, các phương tiện khai thác cát, sỏi trái phép ở hạ lưu sông Đà, phương tiện cồng kềnh khu vực lòng hồ, tổ chức tuyên truyền chủ phương tiện thủy chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông. Hiện nay, Sở GT -VT đã hoàn thiện phương án phân luồng khi xảy ra ách tắc giao thông trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị liên quan sẵn sàng chuẩn bị phương tiện vận tải, máy móc để có thể điều động, khắc phục xử lý nhanh nhất sự cố khi ách tắc giao thông xảy ra, bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống.
(HBĐT) - Mùa mưa bão vừa bắt đầu cũng là thời điểm dễ xảy ra giông, lốc và mưa lớn làm thiệt hại, gây ra những ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chiều tối ngày 2/5 vừa qua, trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã xảy ra trận giông, lốc đầu tiên với cường độ mạnh.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Ngọc Việt, GĐ Trung tâm dự báo khí thượng thủy văn Hòa Bình nhận định: Năm 2015, diễn biến thời tiết cho thấy, nền nhiệt trung bình cao hơn các năm, hiện nhiệt độ thời gian tháng 4-5 có thể cao nhất trong năm.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 513, ngày 17/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giống cây trồng từ nguồn dự trữ Quốc gia cho 3 tỉnh Hoà Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 1912, ngày 27/4/2015 giao Sở NN & PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phân bổ lúa giống hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
(HBĐT) - Trong lúc tại nhiều nơi, cán bộ và nhân dân vẫn loại hoay, toan tính, khiếu kiện chính sách đền bù GPMB làm ách tắc tiến độ triển khai các công trình dự án trọng điểm thì cán bộ, nhân dân xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) với nhận thức thấu đáo, tinh thần trách nhiệm cao, đồng thuận “ứng trước” mặt bằng, tạo thuận lợi thi công dự án trọng điểm QL 12 B, đưa dự án này vào khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư.
(HBĐT) - Năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch trồng 8.000 ha rừng. Thực hiện kế hoạch, các địa phương tập trung chuẩn bị cây giống, phát dọn thực bì để đảm bảo tiến độ đề ra.
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Kim Bôi hơn 10 km, trên trục đường 12 C, xóm Khoang, xã Cuối Hạ có 170 hộ với 739 nhân khẩu là một trong những địa bàn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực 135 của Chính phủ.