(HBĐT) - Để hoạt động của HĐND thật sự hiệu quả, là cơ quan quyền lực, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, huyện Lạc Sơn đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của người tham gia ứng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ mới. Theo đó, huyện thực hiện phương châm không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn được quy định tại Quy định số 01-QĐ/HU, ngày 3/9/2020 của Huyện ủy Lạc Sơn về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.


Cử tri xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.

Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn xã Thượng Cốc được triển khai đúng theo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban MTTQ các cấp. Theo đồng chí Bùi Văn Khánh, Bí thư Đảng ủy xã, sau 3 vòng hiệp thương, nhằm đảm bảo cơ cấu số lượng, thành phần, 7/48 người đã tự nguyện xin rút, không tham gia ứng cử đại biểu HĐND xã. Danh sách đại biểu tham gia ứng cử HĐND cấp xã còn 41 người, trong đó, tỷ lệ nữ, tuổi trẻ, người ngoài Đảng đều cao hơn so với quy định. Kết quả lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu HĐND các cấp, các ông, bà được giới thiệu ứng cử trên địa bàn đều được Nhân dân tín nhiệm đạt 100%. Đối với đại biểu ứng cử HĐND cấp huyện, xã được phân bổ 4 đồng chí, yêu cầu đối với các đồng chí tham gia ứng cử là nữ, có trình độ chuyên môn đại học và trình độ trung cấp lý luận chính trị. Sau khi có 1 đồng chí xin rút khỏi danh sách, xã có 3 ứng cử viên đại biểu HĐND huyện, gồm: Cao Thị Thủy (SN 1984), dân tộc Mường, hiện đang giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã; Bùi Thị Thu Hiền (SN 1988), dân tộc Mường, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã; Kiều Thị Như (SN 1994), dân tộc Kinh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã.

Cũng với việc được phân bổ giới thiệu 4 ứng cử viên HĐND huyện, sau các bước hiệp thương, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và vận động 1 người rút khỏi danh sách để đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu, thành phần, xã vùng cao Ngọc Lâu có 3 người tham gia ứng cử đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ mới. Gồm các đồng chí: Bùi Văn Khuyến (SN 1980), dân tộc Mường, đang giữ chức Phó Bí thư TT, Chủ tịch HĐND xã; Bùi Văn Tấn (SN 1980), dân tộc Mường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã; Bùi Văn Hoàng (SN 1985), dân tộc Mường, Chủ tịch Hội Nông dân xã. Trong đó, 2/3 người có trình độ chuyên môn đại học theo Quy định số 01-QĐ/HU đối với đại biểu chuyên trách, 3/3 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Đến ngày 14/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã tổ chức thành công hội nghị hiệp thương lần thứ 3. Căn cứ đơn xin rút tên ứng cử đại biểu HĐND huyện, hội nghị thống nhất giảm số người ứng cử đại biểu HĐND huyện từ 69 người còn 58 người. Về cơ cấu, nữ có 24 người (chiếm 41,47%), ngoài Đảng 8 người (chiếm 13,79%), dưới 40 tuổi 26 người (chiếm 44,82%), dân tộc thiểu số 52 người (chiếm 89,65%), tôn giáo 4 người (chiếm 6,89%), tái cử 12 người (chiếm 20,68%). Đáng chú ý trong nhiệm kỳ này là trình độ chuyên môn của các ứng cử viên được đánh giá cao. Cụ thể, trình độ trên đại học có 10 người (chiếm 17,24%), đại học có 30 người (chiếm 51,72%), trình độ chuyên môn dưới đại học có 18 người (chiếm 31,03%). 100% người ứng cử có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Đồng chí Bùi Văn Hành, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử huyện nhận định: Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra và từ đòi hỏi của cử tri đối với cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân. Trong công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ này, huyện cũng có những đổi mới về hiệp thương, giới thiệu người ứng cử. Đại biểu được các cấp lựa chọn kỹ lưỡng, khách quan, chất lượng các mặt đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước. Đặc biệt là việc lựa chọn đại biểu không đặt nặng về cơ cấu mà quan tâm, coi trọng phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, tâm huyết với hoạt động của HĐND.  


Bùi Minh


Các tin khác


Người dân biên giới, miền núi Quảng Bình phấn khởi bầu chọn đại biểu ưu tú

Ngày 21/5, tại 17 khu vực bỏ phiếu ở huyện Quảng Ninh và Bố Trạch của tỉnh Quảng Bình, các cư tri hồ hởi, nô nức tiến hành bầu cử sớm.

Cử tri dân tộc thiểu số ở miền núi, biên giới Nghệ An phấn khởi đi bỏ phiếu sớm

Sáng 21/5/2021, gần 43.000 cử tri là đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Đan Lai tại 207 khu vực bỏ phiếu thuộc các xã miền núi, biên giới của 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đã hăng hái tham gia bầu cử sớm Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Cử tri lực lượng vũ trang Hậu Giang bầu cử sớm

Sáng 21/5/2021, các cử tri thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Hậu Giang đã tham gia bỏ phiếu sớm tại 10 khu vực bỏ phiếu. Cử tri được hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn, đeo khẩu trang và chia thành từng đơn vị lần lượt vào bỏ phiếu theo nhóm để đảm bảo giãn cách, không tập trung đông người. 

Không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử ở nơi cách ly phòng dịch Bệnh viện K

Do đang cách ly phòng dịch, Bệnh viện K đã lên kế hoạch để vừa đảm bảo quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Hướng về ngày hội non sông

(HBĐT) - Ngày 23/5, cùng với cử tri và Nhân dân cả nước, Nhân dân các dân tộc tỉnh sẽ tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Càng sát thời điểm diễn ra cuộc bầu cử, tâm lý háo hức của người dân hướng về ngày hội non sông càng dâng cao.

Huyện vùng cao Đà Bắc sẵn sàng cho ngày bầu cử

(HBĐT) - Những ngày này, không khí chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại huyện Đà Bắc hết sức khẩn trương, sôi nổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục