Kỳ vọng, đánh giá cao, tin tưởng và khâm phục... là những điều toát lên từ các bài viết trên các tờ báo và trang mạng uy tín tại nhiều nước khi đánh giá về ban lãnh đạo mới của Việt Nam.

Kỳ vọng, đánh giá cao, tin tưởng và khâm phục... là những điều toát lên từ các bài viết trên các tờ báo và trang mạng uy tín tại nhiều nước khi đánh giá về ban lãnh đạo mới của Việt Nam.

 

Một số tờ báo của Ai Cập ngày 5/4 đã có các bài viết về việc Việt Nam có các nhà lãnh đạo mới với nhận định chung cho rằng quốc gia Đông Nam Á này dưới sự điều hành và dẫn dắt của các nhà lãnh đạo mới sẽ góp phần củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Báo điện tử Eldyar cùng ngày có bài viết với tựa đề "Việt Nam bầu các nhà lãnh đạo mới cho đất nước... và triển vọng về việc nâng trao đổi thương mại với Ai Cập lên 1 tỷ USD”. Bài viết đã đề cập đến việc Quốc hội Việt Nam đã bầu nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch nước và bầu Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính làm Thủ tướng Chính phủ. Đồng tác giả bài viết, các nhà báo Sayed Badry và Mohamed Al-Saeed cho rằng Chính phủ Việt Nam, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, đã đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt năm 2020 được coi là năm đặc biệt thành công của Việt Nam. Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã thực hiện thành công các mục tiêu kép, vừa đảm bảo chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Theo các tác giả bài viết, quan hệ song phương Ai Cập-Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng tiếp tục được tăng cường sau khi Việt Nam bầu chọn các nhà lãnh đạo mới. Quan hệ giữa Ai Cập và Việt Nam đã có bước phát triển thực chất và hiệu quả trong giai đoạn 2016 - 2020.

Cùng ngày, báo điện tử Events Magazine News có bài viết với tiêu đề "Nhiều kỳ vọng tốt đẹp đối với chính phủ mới của Việt Nam”, trong đó đánh giá tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã được Quốc hội Việt Nam bầu với tỷ lệ tán thành cao. Theo nhà báo Ahmeh Hassan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã để lại dấu ấn lớn trên cương vị Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2020,

Dự báo quan hệ song phương Ai Cập-Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng tiếp tục được tăng cường sau khi Việt Nam bầu chọn các nhà lãnh đạo mới.

Trước khi được Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Minh Chính từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng... Ở các vị trí đã đảm nhiệm, tân Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn thể hiện là người dám nghĩ, dám làm, đổi mới, quyết liệt hành động và để lại nhiều dấu ấn lãnh đạo tích cực. Nhà báo Hassan dẫn nhận định của các chuyên gia quốc tế về Việt Nam cho rằng tân Thủ tướng Phạm Minh Chính có những thế mạnh quan trọng để trở một thủ tướng xuất sắc, sẽ lãnh đạo Chính phủ Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành những mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Minh Chính là một người có tầm nhìn, tâm huyết, năng động và quyết đoán. Trong trao đổi và tiếp xúc nhiều với các cán bộ và nhân dân từ trung ương tới địa phương, tân Thủ tướng Việt Nam nhận được nhiều đánh giá, nhận xét tích cực. 

Các tờ báo và trang mạng uy tín tại Algeria như El-Moudjahid (nhật báo chính thống hàng đầu), Crésus (nhật báo kinh tế nổi tiếng), Reporters (Tạp chí phóng viên), lapatrie-news (Tin tức quê hương), Culture-Algérie (Văn hoá Algeria), Reseau-international (Mạng lưới quốc tế), Algerie360… đã đăng tải các bài viết bằng cả tiếng Pháp và tiếng Arab trên các phiên bản báo in và báo điện tử, trong đó đánh giá cao uy tín của ban lãnh đạo mới của Việt Nam, thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong phát triển kinh tế bất chấp tác động tiêu cực của dịch COVID-19, cũng như kỳ vọng vào những bước phát triển mới của mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Algeria thời gian tới. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức.

Các bài báo đều khẳng định ban lãnh đạo mới của Việt Nam nhận được sự tín nhiệm cao, có quá trình công tác và kinh nghiệm trên các cương vị lãnh đạo, quản lý Nhà nước quan trọng. Việc lựa chọn các nhà lãnh đạo mới thể hiện phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của đất nước, đó là những người có quan điểm thực tế, tích cực hành động, xây dựng một chính phủ kiến tạo để có thể đạt được những mục tiêu cụ thể, phù hợp với định hướng, đường lối chính trị mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra. 

Các bài báo cũng đánh giá cao vị thế ngày càng lên của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Tháng 4/2021, Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và đây là lần thứ hai Việt Nam nắm giữ vị trí này trong nhiệm kỳ 2020-2021. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam đóng góp chủ động, tích cực và trách nhiệm hơn nữa cho hoà bình, an ninh và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới; đồng thời sẽ giúp khẳng định tinh thần yêu chuộng hoà bình, đổi mới và hội nhập quốc tế sâu sắc. Quyết tâm đảm nhận thành công trách nhiệm Chủ tịch HĐBA LHQ chứng tỏ sự gắn kết trong việc thực thi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ vì hoà bình, hợp tác để phát triển, đa phương và đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, tham gia tích cực vào hội nhập quốc tế; đồng thời thể hiện khát vọng của Việt Nam đóng góp vào hoà bình và phát triển của khu vực và thế giới, cũng như trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Ngày 6/4, chuyên trang về đối ngoại "The Diplomatic Society" đăng bài của nhà sáng lập và Tổng biên tập Kirtan Bhana về cơ hội, sự ngưỡng mộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các lãnh đạo chủ chốt mới được bầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Theo tác giả bài báo, các nhà lãnh đạo thế giới, người đứng đầu các tổ chức quốc tế và các cơ quan khu vực đã chúc mừng các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam mới được bầu gần đây. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chính thức đảm nhận các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau Đại hội Đảng toàn quốc bế mạc vào đầu tháng 2/2021.

Việt Nam có cơ cấu lãnh đạo tập thể gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với vai trò quan trọng của Bộ Chính trị hiện gồm 18 thành viên. Thủ tướng Phạm Minh Chính đang nắm giữ ảnh hưởng quan trọng đối với nguồn vốn của các dự án và thực thi các chính sách cụ thể.

Việc bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư phản ánh mức độ hiệu quả của công tác chuẩn bị nhân sự, trong đó sàng lọc những người không đủ tiêu chuẩn hoặc không đủ tiêu chuẩn vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cũng như chọn lựa những người có đạo đức, tài năng và uy tín.

Trong khi đó, xuất thân từ lực lượng an ninh và có bằng Tiến sĩ Luật, cũng như kinh nghiệm trong đấu tranh chống tham nhũng, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ là điểm kết nối quan trọng của Việt Nam với thế giới. Cùng với đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ lãnh đạo Chính phủ Việt Nam thực hiện các nghị quyết của Đại hội XIII, tập trung vào 5 nhiệm vụ chủ chốt.

Bài báo của Nam Phi về kỳ vọng đối với các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam.

Thủ tướng và Chính phủ mới dành ưu tiên đặc biệt về ngoại giao. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, quan hệ quốc tế và ngoại giao sắc sảo của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2016-2021 đã góp phần quan trọng vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước, cũng như đảm bảo an ninh quốc gia. Ngành ngoại giao đã có những đóng góp quan trọng trong 5 năm qua thông qua sự kết hợp hài hòa giữa ngoại giao Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Chính phủ mới sẽ dành ưu tiên đúng mức đối với việc thực thi những nhiệm vụ trọng tâm về đối ngoại trong nhiệm kỳ tới, bao gồm tăng cường tin cậy chính trị, kết hợp lợi ích với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, lấy phát triển làm trọng tâm trong quan hệ, coi châu Á-Thái Bình Dương là khu vực chiến lược, đồng thời tăng cường quan hệ với các đối tác tiềm năng khác trong khu vực.

Chiều 6/4, hãng thông tấn KPL của Lào có bài viết mang tiêu đề "Quốc hội Việt Nam kiện toàn các chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước”, đánh giá về việc Quốc hội Việt Nam bầu các chức danh chủ chốt, gồm: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Bài viết đánh giá các đồng chí được bầu vào các chức danh lãnh đạo Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đều đã để lại nhiều dấu ấn với nhiều nỗ lực, tinh thần sáng tạo và trách nhiệm cao trên cương vị trước đây.

Về tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bài báo nêu rõ trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự bùng phát của đại dịch COVID-19, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc với trọng trách của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam luôn kiên định tinh thần "hành động”, chìa khóa để tập thể Chính phủ và Thủ tướng tìm ra lời giải cho những khó khăn, vướng mắc trong nhiệm kỳ. Việt Nam giữ được đà tăng trưởng cao, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là những dấu ấn kinh tế nổi bật trong nhiệm kỳ của Thủ tướng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc. 

Đánh giá về tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bài báo viết năm 2016, đồng chí Vương Đình Huệ giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ cùng tập thể Thường trực Chính phủ và Chính phủ đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng giúp kinh tế vĩ mô vững chắc hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trong 10 năm qua và lan toả thành quả kinh tế cũng như tư duy mới tới những vùng nông thôn.    

Ảnh nội dung bài viết của Thông tấn xã Đất nước Lào (KPL) đánh giá về việc Quốc hội Việt Nam bầu các chức danh chủ chốt.

Bài báo cũng đánh giá đồng chí Phạm Minh Chính đã để lại nhiều dấu ấn rõ nét trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (2011-2015). Đồng chí đã nỗ lực thúc đẩy cải cách hành chính tỉnh Quảng Ninh theo hai hướng, trước hết là cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, phục vụ doanh nghiệp; thứ hai là phục vụ người dân tốt hơn. 

Ngày 5/4, ngay sau khi Quốc hội Việt Nam bầu thành công các chức danh chủ chốt, hãng thông tấn Italy Agenziastampaitalia đã đăng bài viết của tác giả Andrea Fais đánh giá ban lãnh đạo mới của Việt Nam đưa đất nước tái khởi động trong điều kiện thuận lợi.

Bài báo nhận định cùng với việc ông Nguyễn Phú Trọng được bầu là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 2, việc Quốc hội Việt Nam bầu thành công các chức danh lãnh đạo chủ chốt gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã hình thành bộ máy lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam trong 5 năm tới. Các nhà phân tích cho rằng mặc dù có những khó khăn ban đầu do đại dịch COVID-19, song ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ đủ sức đối phó với mọi thách thức trong tương lai.

Bài báo lưu ý các mục tiêu của Chính phủ Việt Nam được nêu trong bài phát biểu nhậm chức của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính. Theo đó, chính phủ sẽ tập trung vào 5 ưu tiên.

Việt Nam có thể lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế trong năm 2021.

Đề cập sự điều hành của Chính phủ Việt Nam, bài viết khẳng định các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trên thế giới, có tác dụng ngăn chặn tình trạng khẩn cấp ngay từ trong trứng nước. 

Bài viết cho rằng Việt Nam có thể lạc quan về triển vọng trong năm 2021 và 2022, khi Mỹ và châu Âu thoát khỏi tình trạng khẩn cấp COVID-19, Việt Nam sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hàng hóa từ các nền kinh tế lớn, khai thác triệt để tiềm năng của hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA).

Ngày 5/4, trang mạng của Viện Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế S. Rajaratnam Singapore (RSIS) đã đăng bài viết của tác giả Yang Razali Kassim đánh giá những ý nghĩa mà đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ mang lại cho sự phát triển của đất nước.

Bài viết khẳng định ý nghĩa quan trọng nhất là đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam đánh dấu sự kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm và sự mới mẻ. Đây là công thức phù hợp và cần thiết để dẫn dắt Việt Nam theo mục tiêu phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu bầu Phó Chủ tịch nước, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bài viết cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giám sát việc đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc chiến chống tham nhũng - vốn đã thu được những thành công một cách đáng kể.

Trong khi đó, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tận dụng kinh nghiệm đã có trên cương vị Thủ tướng để mở rộng và tăng cường quan hệ của Việt Nam với các nước.

Cũng theo bài viết tính cách quyết đoán của ông Phạm Minh Chính là yếu tố cần thiết để trở thành người lãnh đạo cao nhất của chính phủ, giúp thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam là chỉ đạo và điều hành đất nước hướng tới mục tiêu kép: đẩy lùi và ngăn chặn đại dịch trong khi duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, bài viết còn nhận định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục chiến lược "mở cửa, đa phương hóa và đa dạng hóa”. 

Ngày 5/4, phóng viên TTXVN tại Đức đã có các cuộc trao đổi với một số chuyên gia, học giả Đức để nhận định về chính phủ mới.

Giáo sư Thomas Engelbert tại Đại học Tổng hợp Hamburg đánh giá cao kinh nghiệm của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, với vai trò Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông đã có nhiều sáng kiến thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần đưa Quảng Ninh ngày càng phát triển. 

Giáo sư Thomas Engelbert trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.

Còn theo chuyên gia kinh tế Daniel Müller từ Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại châu Á-Thái Bình Dương (OAV), việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo chính trị mới ở Việt Nam trước hết cho thấy xu hướng xuất phát từ tình hình thực tế, cởi mở hơn và hiện đại hóa hơn về mặt kinh tế.

Các chức vụ Thủ tướng, Chủ tịch nước hay Chủ tịch Quốc hội đều là những người có quan điểm rất thực tế, đều tích cực hành động hướng tới các mục tiêu và kết quả cụ thể.

Với chính phủ mới, ông Müller cho rằng Việt Nam sẽ kiên định với đường lối chính trị được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Về mặt kinh tế, theo ông Müller, quá trình công nghiệp hóa sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, kết hợp với gia tăng năng suất lao động.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự Lễ bàn giao công việc của Chủ tịch nước.


Theo TTXVN

Các tin khác


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục