Công tác giải quyết việc làm (GQVL), trong đó xuất khẩu lao động (XKLĐ) có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Hàng năm, tỉnh Hoà Bình xây dựng kế hoạch tạo việc làm mới cho 16.000 lao động, trong đó XKLĐ khoảng 600 người.


Công ty cổ phần Việt Nam Hòa Bình (TP Hòa Bình) đào tạo lao động theo chương trình thực tập sinh điều dưỡng Nhật Bản.

Đồng chí Bùi Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Vấn đề việc làm và XKLĐ được các cấp ủy, chính quyền xác định là nhiệm vụ chính trị, chủ động tham mưu và chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để công tác này có bước chuyển mới cả về lượng và chất.

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đã chủ động kết nối, nắm bắt thông tin thị trường lao động ở nước ngoài gắn với việc tạo nguồn lao động tại địa phương nhằm kịp thời cung cấp nguồn cho các thị trường lao động có chất lượng, an toàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, pháp luật, văn hóa của thị trường ngoài nước cho người lao động (NLĐ) được chú trọng. Chương trình đưa lao động đi làm việc ở những thị trường ổn định, mức thu nhập cao, an toàn, phù hợp với năng lực lao động của tỉnh được đặc biệt ưu tiên. Ngành cũng chủ động đàm phán, trao đổi thông tin với các tỉnh, thành phố tại Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc để hợp tác cung ứng lao động.

Năm 2024, công tác GQVL, XKLĐ được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Sau thành công của ngày hội việc làm tỉnh tổ chức cuối năm 2023, các hoạt động xúc tiến thu hút lao động được đẩy mạnh giữa 2 tỉnh Hòa Bình - Bắc Giang thông qua chương trình làm việc, trao đổi. Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp Trung tâm Lao động ngoài nước, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội chợ việc làm dành cho người lao động EPS và TTS IM Japan tại huyện Đà Bắc; ký kết với Tỉnh Đoàn về chương trình phối hợp trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2025; triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Cùng với đó, tiến hành 3 cuộc tư vấn chuyên đề chính sách lao động và công tác GQVL cho 240 người tại xã Mường Chiềng, Đồng Chum (Đà Bắc), Phú Cường (Tân Lạc).

Đến nay, Sở LĐ-TB&XH đã giới thiệu 39 đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động về các huyện, thành phố để tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh; đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Ba Lan, Hungary, Liên bang Nga, Ả Rập Xê Út; hoàn thiện các thủ tục hồ sơ đưa lao động của tỉnh đi làm việc thời vụ tại huyện Goheng (Hàn Quốc) theo chương trình hợp tác giữa các địa phương của 2 nước; tham mưu xây dựng quyết định của UBND tỉnh quy định hỗ trợ đào tạo nghề, GQVL, hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người có đất thu hồi theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 109, Luật Đất đai năm 2024. Đối với chương trình EPS, đã phối hợp tổ chức thông báo, tuyển chọn NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc.

Về chương trình IM Japan, phối hợp tổ chức tuyển chọn nữ thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản; thông báo về việc tuyển thực tập sinh hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản - khóa 5, năm 2024, tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý, nhân viên chăm sóc đi làm việc tại Nhật Bản, tuyển ứng viên đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa tại Đức. Ngoài ra, ngành phối hợp xác minh thông tin NLĐ bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở Đài Loan; phối hợp tuyên truyền ngăn chặn tình trạng lừa đảo đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc tại Austraylia trong ngành nông nghiệp...

Trong 10 tháng năm 2024, toàn tỉnh GQVL cho 16.207 người, đạt 101,3% kế hoạch năm. Trong đó, 760 lao động được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 126,7% kế hoạch năm. Nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu XKLĐ năm 2024 đạt 1.000 người, tỉnh tiếp tục giới thiệu các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động về các huyện, thành phố để tư vấn, tuyển dụng lao động; tập trung truyền thông, tuyên truyền về GQVL, XKLĐ, các chính sách hỗ trợ vay vốn khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài cho NLĐ với hình thức phong phú, chú trọng tuyên truyền tại vùng sâu, vùng xa để người dân thấy được lợi ích của công tác GQVL và XKLĐ trong giảm nghèo bền vững.

  

Bùi Minh

Các tin khác


Ưu tiên thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Đà Bắc

Đà Bắc là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh của cả nước. Huyện có dân số trên 60.000 người, 12/17 xã, thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 89,72%. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chính: Tày, Mường, Dao, Thái, Kinh cùng chung sống.

Xã Mỹ Thành dồn lực giảm nghèo bền vững

Cuộc sống của gia đình bà Bùi Thị Hoa ở xóm Riệc, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) ổn định hơn nhờ được hỗ trợ con giống từ dự án đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Bà Hoa phấn khởi cho biết: Con bò sinh sản của gia đình được dự án cấp từ cuối năm 2023. Chỉ sau gần 1 năm chăm sóc, bò mẹ đã đẻ 1 bê con. Việc được "trao cần câu” cùng sự quan tâm từ các chính sách khác dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là động lực để gia đình tôi vươn lên, có điều kiện thoát nghèo.

Xã Định Cư: Giảm nghèo từ mô hình kinh tế hiệu quả

Theo Kế hoạch số 87/KH-UBND của UBND huyện Lạc Sơn về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện năm 2024, riêng với xã Định Cư, tỷ lệ hộ nghèo phải giảm còn 10,57%, hộ cận nghèo phải giảm còn 4,26%. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, xã Định Cư triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong đó có nhân rộng một số mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo qua từng năm, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống nhân dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin thị trường lao động trong nước, ngoài nước

Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững năm 2024, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin thị trường lao động trong nước và ngoài nước thông qua các hội nghị tư vấn chuyên đề chính sách lao động. Đối tượng tham dự là người lao động (NLĐ) thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng trên địa bàn các huyện, thành phố, trọng tâm là huyện nghèo Đà Bắc.

Những điển hình vươn lên thoát nghèo

Giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Cùng với những tác động tích cực của chương trình, hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo đã chủ động và nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Xã Ngọc Sơn thúc đẩy hoàn thành mục tiêu giảm nghèo

Cùng với nỗ lực triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2024, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, xã ưu tiên giải quyết việc làm, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục