Với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và hỗ trợ mạnh mẽ các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp phát triển, huyện Kim Bôi đã đánh thức tiềm năng, thế mạnh địa phương trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Năm 2023, huyện đã xây dựng thành công 1 sản phẩm 3 sao mới, 1 sản phẩm OCOP mới và 1 sản phẩm OCOP 3 sao tham gia đánh giá xếp hạng 4 sao.


Sản phẩm nước uống Mường Động Kim Bôi của HTX Namiwa Mường Động, xã Đông Bắc (Kim Bôi) tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao.

Sản xuất theo quy trình chuẩn hóa vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, mẫu mã bao bì đảm bảo, có tem truy xuất nguồn gốc, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến của HTX Green Life, xã Hợp Tiến là sản phẩm 3 sao được đánh giá trên 70 điểm, tiềm năng đạt sản phẩm OCOP 4 sao. Để đạt được kết quả đó, năm 2023, HTX Green Life đã được dự án ứng dụng khoa học và công nghệ bàn giao máy hạ thủy phần mật ong tổng trị giá 230 triệu đồng. Giá trị kinh tế khi sử dụng thiết bị này là giá bán mật ong có thể lên đến 300.000 đồng/lít, lượng nước sau khi được xử lý qua máy hạ thủy phần mật ong trở về dưới 18%.

Cùng với sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến, sản phẩm nước uống Mường Động Kim Bôi của HTX Namiwa Mường Động, xã Đông Bắc cũng được huyện hỗ trợ tích cực về xây dựng mẫu mã, bao bì sản phẩm trên hành trình xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 4 sao năm 2023. Đồng chí Nguyễn Minh Anh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Chương trình OCOP có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chương trình không chỉ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện chương trình được huyện đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Trong đó xác định phát triển sản phẩm OCOP từ các nông sản chủ lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Để xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP bền vững, lâu dài, huyện chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất hàng hóa, tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục duy trì, phát triển các sản phẩm chất lượng, thương hiệu theo hướng vùng sản xuất tập trung, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, huyện có trên 210 ha trồng trọt sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hình thành các vùng trồng bí xanh, dưa chuột tập trung tại các xã: Nam Thượng, Sào Báy, Kim Lập, Đú Sáng với khoảng 60 ha/vùng; vùng trồng khoai tây tại xã Vĩnh Đồng; vùng trồng cây ăn quả có múi tại các xã: Tú Sơn, Kim Lập, Vĩnh Tiến, Mỵ Hoà với khoảng 100 ha/xã; vùng trồng cây dược liệu khoảng 40 ha tại xã Hùng Sơn. Duy trì, phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu tiêu thụ đến chế biến. Đây chính là lợi thế về vùng nguyên liệu đầu vào để Kim Bôi xây dựng các sản phẩm OCOP.

Song song với đó, huyện phát triển mạnh các HTX nông, lâm nghiệp, lấy HTX làm nòng cốt, chủ thể xây dựng các sản phẩm OCOP. Trên địa bàn huyện hiện có 52 HTX, trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp 31 HTX, chiếm 60%; 21 HTX phi nông nghiệp, chiếm 40%. Các HTX nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. Các HTX là chủ thể của 8/11 sản phẩm OCOP.

Dựa trên tiềm năng, lợi thế chung của huyện, để nâng cao chất lượng từng sản phẩm cụ thể, huyện định hướng nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý, giám sát tiêu chuẩn chất lượng; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm… Căn cứ thực trạng sản phẩm và bộ tiêu chí đánh giá phân hạng, hỗ trợ kinh phí cho các chủ thể thực hiện chuẩn hóa sản phẩm từ điều kiện sản xuất đến bao bì, nhãn mác, tem truy xuất và đăng ký nhãn hiệu.


Phương Linh


Các tin khác


Huyện Tân Lạc phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.

Cơ hội kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh phối hợp Bộ NN&PTNT tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình, Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du, miền núi phía Bắc năm 2023 (Lễ hội và Hội chợ). Lễ hội đã thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, nuôi trồng thủy sản của 10 tỉnh, thành trong khu vực với quy mô gần 200 gian hàng.

Huyện Tân Lạc có 9 sản phẩm OCOP

Trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có 19 tổ hợp tác và 32 HTX đang hoạt động hiệu quả.

Xã Phú Cường xây dựng sản phẩm OCOP khoai lang

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần thúc đẩy nông dân tích cực lao động, tăng gia sản xuất, tạo ra những sản phẩm cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hưởng ứng chương trình, nông dân xã Phú Cường (Tân Lạc) đã, đang đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu khoai lang bản địa, hình thành vùng sản xuất tập trung, từ đó giúp nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục