(HBĐT) - Ngày 26/10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã tiến hành phiên thảo luận trực tuyến dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và dự án Luật Sở hữu trí tuệ. Dự phiên thảo luận, tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các đại biểu: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

 


Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV tại điểm cầu của tỉnh. 

Dự thảo Luật CSCĐ gồm 5 chương, 31 điều. Nội dung cơ bản của dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở bám sát các giải pháp của 4 chính sách đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua; kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh CSCĐ năm 2013, bổ sung những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động của CSCĐ.

Dự thảo xác định 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản của CSCĐ, đồng thời bổ sung 2 nhóm nhiệm vụ cho CSCĐ. Quy định cụ thể 7 quyền hạn của CSCĐ tại Điều 10 của dự thảo Luật, trong đó, bổ sung thêm 2 quyền hạn mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ. Bổ sung, làm rõ các quy định liên quan hoạt động của CSCĐ. Điều chỉnh, làm rõ quy định về thẩm quyền điều động CSCĐ thực hiện nhiệm vụ của Tư lệnh CSCĐ và Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18 của dự thảo Luật). Bổ sung quy định về phối hợp của CSCĐ với cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan và chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ (tại Điều 19 của dự thảo Luật). Bổ sung quy định về tuyển chọn công dân vào CSCĐ và bố trí sử dụng cán bộ, chiến sĩ CSCĐ phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động của từng lực lượng thuộc CSCĐ.

Dự thảo Luật cũng trình Quốc hội 2 phương án về hệ thống tổ chức CSCĐ. Phương án 1: Hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018. Phương án 2: Cơ cấu các lực lượng thuộc CSCĐ gồm 6 lực lượng, gồm lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ; lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng CSCĐ dự bị chiến đấu.

Thảo luận trực tuyến tại Quốc hội, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật CSCĐ.  Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng Dự thảo Luật còn nhiều nội dung của dự thảo Luật còn trùng lặp với các Luật hiện hành khác. Đặc biệt, dự án Luật chưa quy định rõ nét chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSCĐ nên còn chồng chéo với các lực lượng công an khác. Các đại biểu cũng giành nhiều thời gian thảo luận, cho ý kiến về việc trang bị phương tiện tàu bay cho lực lượng CSCĐ và quy định về việc huy động vũ khí, phương tiện của lực lượng CSCĐ.

Chiều cùng ngày, thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Luật. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án này theo hướng bổ sung, làm rõ "cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả" để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1/11/2012 của BCH T.Ư Đảng khóa XI; nghiên cứu mở rộng cơ chế giao quyền sở hữu tương tự đối với giống cây trồng, một số đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan; rà soát, đề xuất sửa đổi đồng bộ các quy định về quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước trong các luật hiện hành như Luật Khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

                                                                       ĐH


Các tin khác


Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Theo Thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội: Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Phát huy truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện

                         Đại tá ĐINH ĐÌNH TRƯỜNG
 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh 

 Vào hồi 11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, non sông thống nhất, kết thúc vẻ vang chặng đường 21 năm (1954 - 1975) kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian lao và anh dũng của dân tộc ta.

Hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: An Giang cần tranh thủ các nguồn lực để phát triển

Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Hòa Bình - Hà Nội: Thúc đẩy kết nối tạo ra sản phẩm, giá trị mới

Là 2 địa phương tiếp giáp, nhiều năm nay, tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội có nhiều hoạt hoạt hợp tác, kết nối thực chất và ngày càng hiệu quả triển nhiều lĩnh vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục