Bùi Văn Khánh
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh
Năm 2023, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, thách thức nhiều hơn so với dự báo đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Ở trong tỉnh, các tác động lâu dài của hậu dịch Covid-19 nên một số ngành, lĩnh vực hồi phục chậm; tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn kéo dài, nguồn nước phục vụ sản xuất điện thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến sản lượng điện thương phẩm sản xuất trong năm giảm sút, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Longdan tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hoà Bình tại Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo thống nhất, quyết liệt, thường xuyên của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh; sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương và sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 ước đạt 0,68% (theo số liệu thông báo của Tổng cục Thống kê tại Công văn số 2127/TCTK-TKQG, ngày 25/11/2023); GRDP bình quân đầu người đạt 69,09 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.350 tỷ đồng, bằng 82% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 60% so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt 18.500 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,695 tỷ USD, đạt 100,04% kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,229 tỷ USD, tăng 12,02% so với cùng kỳ, đạt 100,01% kế hoạch năm.

Hoạt động du lịch tiếp tục đà phục hồi, ước hết năm 2023 toàn tỉnh đón 3,8 triệu lượt khách du lịch, so với cùng kỳ năm trước tăng 21,5%, đạt 108,6% kế hoạch năm (trong đó: khách quốc tế ước đạt 450.000 lượt, khách nội địa ước 3,35 triệu lượt). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,7%, đạt 102,6% kế hoạch năm 2023.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 34,8%; hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện. Ước trong năm 2023 tỉnh Hòa Bình có 37 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 12.600 tỷ đồng, 30 dự án được điều chỉnh chủ trương đầu tư, 10 dự án bị chấm dứt hoạt động và 5 dự án bị tạm ngừng hoạt động.

Trong năm có thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2023 trong toàn tỉnh là 80 xã (bằng 62% tổng số xã), số tiêu chí nông thôn mới trung bình trên một xã đạt 16,2 tiêu chí/xã. Đến nay, toàn tỉnh có 28 xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60 khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu; có 114 sản phẩm OCOP. Tổ chức Lễ hội cá, tôm Sông Đà tạo ấn tượng và sức lan tỏa tốt.

Lĩnh vực văn hóa được quan tâm; giáo dục và đào tạo, y tế, truyền thông, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên đạt kết quả quan trọng. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện, công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng, chủ động giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5%, từ 12,29% xuống còn 9,79%. Công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, giải quyết các chế độ chính sách cho người tham gia kịp thời. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm. Công tác quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại, kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của tỉnh bảo đảm chặt chẽ, thống nhất theo quy định.

Để đạt được những kết quả đó, thực hiện phương châm của Thủ tướng Chính phủ "Đoàn kết kỷ cương, đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, kịp thời hiệu quả”, UBND tỉnh và các sở, ngành đã chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ. Theo đó các sở, ngành, các địa phương từng bước nâng cao kỹ năng điều hành, tăng tính năng động; thể hiện rõ nét hơn mức độ thân thiện giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa các cấp chính quyền, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Thay đổi căn bản phương thức chỉ đạo, điều hành, quản lý truyền thống sang điện tử và dựa trên dữ liệu số; thực hiện chuyển đổi số và xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao kỹ năng, tinh thần, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp. Triển khai hiệu quả hoạt động của tổ công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện những nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và tổ kiểm tra công vụ của Chủ tịch UBND tỉnh để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; tiếp nhận và phản hồi quá trình giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, góp phần tạo sự minh bạch hơn trong môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phối hợp, đổi mới, nâng cao chất lượng đối thoại doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các ý kiến về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp còn tồn đọng. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh; tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các địa phương và đơn vị trong tỉnh trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Tạo sự công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai, giải quyết khó khăn đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.

Năm 2024 có thể nói là năm có tính chất quyết định hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tiếp tục được dự báo sẽ có những khó khăn, thử thách; tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều cơ hội khi tình hình kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh ta đặt chỉ tiêu: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 9%; GRDP bình quân đầu người đạt 77,59 triệu đồng; Tổng đầu tư toàn xã hội đạt 23.600 tỷ đồng; Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 5.760 tỷ đồng; Giá trị xuất khẩu đạt 2.000 triệu USD; giá trị nhập khẩu đạt 1.376 triệu USD; Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35%... Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều là 2,3% - 2,5%; Có thêm 6 xã về đích nông thôn mới, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 66,7%; số tiêu chí nông thôn mới trung bình trên một xã đạt 16,3 tiêu chí.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, tỉnh ta xác định: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án trọng điểm của tỉnh; chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động xúc tiến đầu tư; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo vào sản xuất, kinh doanh thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.


Các tin khác


Các cơ quan báo chí phát huy vai trò cầu nối, gắn kết Quốc hội với nhân dân

Chiều 27/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2023; góp ý, đề xuất và bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội trong năm 2023.

Triển khai công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024

Ngày 27/12, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư dự và phát biểu chỉ đạo.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII thành công tốt đẹp

Sáng 27/12, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã tiến hành phiên bế mạc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 7 vấn đề đặt ra với Hội Nông dân Việt Nam

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, Tổng Bí thư đề nghị Đại hội tập trung thảo luận, đánh giá đúng tình hình, tổng kết sâu sắc thực tiễn, thống nhất các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện thiết thực, có hiệu quả cao cho hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 7 vấn đề để Đại hội thảo luận, xem xét, quyết định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII

Sáng 26/12/2023, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Vững bước vượt sóng bằng nội lực

Năm 2023 ghi nhận nhiều kết quả đáng khích lệ của Việt Nam, trong bối cảnh bấp bênh của thế giới do hàng loạt biến động phức tạp, bất ngờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục