Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ tại huyện Tân Lạc. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành chức năng.
Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác thị sát điểm sạt lở trên tuyến đường xã Vân Sơn (Tân Lạc) đi xã Thành Sơn (Mai Châu).
Ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã xảy ra sạt lở, sụt lún đất nền nhà dân, làm gãy đổ cây cối, cột điện, tốc mái nhà, hư hỏng các công trình công cộng. Nước trên các suối, hồ chứa lên nhanh gây ngập diện tích lúa và hoa màu, các ngầm qua suối. Hầu hết các tuyến giao thông xuất hiện sạt lở. Trong đó đường huyện từ xã Vân Sơn (Tân Lạc) đi xã Thành Sơn (Mai Châu) nhiều vị trí sạt lở ta luy dương, gây ách tắc giao thông; nhiều công trình hạ tầng y tế, giáo dục, điện bị ảnh hưởng.
Toàn huyện có 159 điểm dân cư, trong đó có khoảng 20 điểm dân cư có nguy cơ ảnh hưởng sạt lở đất đá, sụt lún đất nền như ở các xóm: Nẻ, Ngòi, Liếm, Thăm, xã Suối Hoa; các xóm: Hượp, Nghẹ, Bách, Hày Trên, xã Vân Sơn; xóm Úi, xã Lỗ Sơn; xóm Gia Phú, xã Gia Mô... Có 10 điểm dân cư nguy cơ cao ngập úng, điển hình như: xóm Thỏi Láo, xã Phú Vinh; xóm Ngay, xã Mỹ Hoà; xóm Bò, xã Vân Sơn... Huyện Tân Lạc đã chủ động triển khai các giải pháp phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt sơ tán gần 300 hộ với khoảng 1.200 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm. Đến nay, chưa có thiệt hại về người. Người dân đã chủ động phòng, tránh tác động của cơn bão; phối hợp với chính quyền địa phương có phương án bảo vệ tính mạng, tài sản, giảm thiểu thiệt hại.
Kiểm tra thực tế tại tuyến đường xã vùng cao Vân Sơn - Thành Sơn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận công tác phòng, chống thiên tai của huyện Tân Lạc. Nhấn mạnh tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Huyện Tân Lạc tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 theo phương châm "4 tại chỗ". Tiếp tục chăm lo đến cuộc sống người dân, không để bà con đói rét, thiếu ăn, thiếu mặc. Huyện nghiên cứu phương án cho học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Đồng thời khẩn trương khắc phục thiệt hại về hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông trên địa bàn, sớm ổn định sản xuất, đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân.
L.C
Sáng 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân.
Trong 3 ngày 6 - 8/9, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có mưa to đến rất to. Khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới tiếp tục gây ra mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Diễn biến này khiến nhiều nơi tăng mạnh nguy cơ sạt lở đất. Nhiều nơi được cảnh báo có nguy cơ ở mức độ rất cao.
Chiều 8/9, đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Thủ tướng đã thăm hỏi người dân về các thiệt hại và động viên các lực lượng Quân đội, Công an, thanh niên, công nhân môi trường đô thị đang làm nhiệm vụ dọn dẹp sau bão.
Ngày 8/9, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh cùng đoàn công tác đã kiểm tra, nắm tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn TP Hoà Bình.
Sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và lãnh đạo 26 tỉnh, thành phố phía Bắc.