Đồng chí Nguyễn Văn Trường, TUV, Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt Thanh tra tỉnh đánh giá kết quả công tác thanh tra năm 2015, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.

Đồng chí Nguyễn Văn Trường, TUV, Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt Thanh tra tỉnh đánh giá kết quả công tác thanh tra năm 2015, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác thanh tra hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Hoạt động thanh tra nói chung, TTHC nói riêng có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của thủ trưởng các cấp, các ngành; tăng cường pháp chế XHCN; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

Điểm nổi bật của hoạt động thanh tra trong những năm qua là chuyển từ thanh tra vụ việc sang thanh tra chuyên đề, lĩnh vực; tăng cường thanh tra trách nhiệm hành chính đối với người đứng đầu và CB, CC trong các cơ quan hành chính Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, tập trung cho khâu phòng ngừa sai phạm; đẩy mạnh hướng dẫn nghiệp vụ, khắc phục chồng chéo và lựa chọn nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; đổi mới phương pháp làm việc, rút ngắn thời gian thanh tra trực tiếp tại cơ sở, qua đó tiết kiệm được thời gian, chi phí hành chính.

Trong 5 năm (2010 - 2015), toàn ngành đã tiến hành 1.237 cuộc thanh tra. Qua kiểm tra đã phát hiện sai phạm về kinh tế 78,6 tỷ đồng, trong đó thu hồi nộp NSNN 45,37 tỷ đồng và xử lý nhiều tài sản có giá trị khác; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi 343,37 ha đất các loại, kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với 33 tập thể, 132 cá nhân. Các cuộc thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm, kiến nghị xử lý rõ ràng góp phần thu hồi tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân bị xâm phạm. Đó cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa, hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, các kết luận, kiến nghị được đưa ra từ hoạt động thanh tra không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật. Các kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, có tác dụng tích cực đến quá trình phát triển KT-XH, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, giữ gìn trật tự kỷ cương trong hoạt động quản lý ở các cấp, ngành.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TTHC còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập, đó là: Thời gian thực hiện một số cuộc thanh tra còn kéo dài; vẫn còn tình trạng chồng chéo trong thanh tra giữa các cấp, các ngành. Một số ít cán bộ, thanh tra viên khi thực hiện nhiệm vụ có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra. Việc xử lý sau thanh tra chưa nghiêm, chưa triệt để. Kết quả thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa đạt hiệu quả. Việc phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế. Một số kết luận thanh tra chưa rõ hành vi tiêu cực, tham nhũng, kiến nghị đưa ra thiếu thuyết phục. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm các chính sách pháp luật còn khá phổ biến, hình thức vi phạm ngày càng tinh vi...

Nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm nêu trên là: Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra. Trưởng một số đoàn thanh tra hạn chế về khả năng tổ chức, chỉ đạo, thiếu khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp... dẫn đến chất lượng, kết quả thanh tra thấp. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra xử lý sau thanh tra chưa kiên quyết, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan thanh tra chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao...

Từ những kết quả đã đạt được và sự nhìn nhận khách quan về những tồn tại, khuyết điểm trong công tác thanh tra thời gian qua, để tăng cường hiệu quả công tác TTHC phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, đòi hỏi phải có sự quan tâm, giúp đỡ, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.  Trong thời gian tới tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các ngành đối với công tác TTHC, trong đó cần tập trung  kiện toàn tổ chức, bộ máy ổn định, bố trí CB, CC có trình độ chuyên môn, năng lực làm công tác thanh tra đối với thanh tra các cấp, các ngành. Thường xuyên chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường công tác chỉ đạo của thủ trưởng các cơ quan Thanh tra, trong đó đặc biệt chú trọng về đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động thanh tra. Đổi mới chỉ đạo hoạt động thanh tra theo hướng “giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm” trong QLNN.

- Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra. Cần có cơ chế đánh giá năng lực của cán bộ để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành đặt ra.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, trong đó chú trọng đến việc nâng cao khả năng tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành của trưởng đoàn thanh tra. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra để phòng ngừa các hành vi tiêu cực trong quá trình thanh tra và ngăn chặn việc lôi kéo, mua chuộc cán bộ thanh tra trong quá trình thực thi công vụ.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra nhằm nâng cao ý thức của đối tượng trong việc chấp hành nghiêm túc các kết luận thanh tra, các kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra.

- Đẩy mạnh CCHC, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện tốt chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, thanh tra viên. Tập trung tham mưu cho các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và có hiệu quả hơn về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao trách nhiệm và xử lý nghiêm minh đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc cho các tổ chức thanh tra.

 

 

                                                         Nguyễn Văn Trường

                                            (Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh)

Các tin khác


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục