(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, nuôi gà thả vườn trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập khá, được nhiều hội viên nông dân huyện Lương Sơn lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Gà thả vườn dễ nuôi, ít vốn đầu tư, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có và thời gian nhàn rỗi của bà con. Một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế từ nuôi gà thả vườn là gia đình anh chị Trịnh Xuân Hiền - Nguyễn Thị Gấm ở xóm Xum, xã Liên Sơn (Lương Sơn).

Gia đình anh Hiền, chị Gấm được người dân trong vùng biết đến bởi sự cần cù, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay, anh chị đã xây dựng được ngôi nhà khang trang. Chia sẻ với chúng tôi về phát triển kinh tế của gia đình, chị Gấm cho biết: “Để có được kết quả như ngày hôm nay là cả một quá trình lao động vất vả,  quyết tâm không ngừng của cả hai vợ chồng. Trước đây, đời sống kinh tế gia đình rất khó khăn, quanh năm gắn bó với cây lúa, cây ngô nhưng vẫn không đủ ăn. Có thời gian, vợ chồng tôi chuyển sang làm công nhân ở các công ty. Nhưng đi làm xa nhà, không chăm sóc được con nhỏ, thu nhập bấp bênh nên vợ chồng trở về nhà, quyết định chuyển sang chăn nuôi. Chúng tôi đi nhiều nơi để tham khảo các mô hình chăn nuôi khác nhau và thấy mô hình nuôi gà thả vườn vừa dễ nuôi, ít vốn đầu tư lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, vợ chồng nuôi gà thả vườn với quy mô nhỏ. Vừa nuôi vừa học hỏi, nghiên cứu thêm tài liệu, sách báo và áp dụng tiến bộ KH-KT nên đàn gà của gia đình mau lớn, ít dịch bệnh”.

 

Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, vợ chồng chị Gấm mạnh dạn tăng số lượng đàn gà. Hàng năm, anh chị nuôi từ 2 - 3 lứa gà, mỗi lứa trên 2.000 con. Theo chị Gấm, ngoài khâu tiêm phòng dịch bệnh, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng yêu cầu kỹ thuật đàn gà mới sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng với đó, vườn thả cần được khoanh lưới để đảm bảo gà không tiếp xúc với mầm bệnh bên ngoài. Sau khoảng 3,5 - 4 tháng là có thể bán ra thị trường. Khi đã xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, diệt tận gốc các loại bệnh rồi mới nuôi lứa khác.

 

Chị Gấm cho biết thêm: Từ khi nuôi gà đến nay, mỗi năm gia đình xuất bán được 3 lứa gà thịt. Trung bình, mỗi lứa nuôi trên 2.000 con, cho thu khoảng 150 triệu đồng. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật và tuân thủ cách vệ sinh, xử lý chuồng trại, phòng bệnh nên lứa nào gà cũng lớn nhanh và ít bị bệnh.

 

Ngoài nuôi gà, vợ chồng chị thường xuyên duy trì 10 con lợn nái để lấy lợn giống nuôi thương phẩm. Với phương pháp nuôi gối nên lợn thương phẩm nhà anh chị lúc nào cũng có khoảng gần 100 con.  Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật cùng những kinh nghiệm tích luỹ, sự cần cù, đàn lợn nuôi của gia đình phát triển tốt, bình quân mỗi năm xuất chuồng khoảng trên 5 tấn thịt lợn hơi mang lại nguồn thu khoảng gần 200 triệu đồng/năm.

 

Với mô hình nuôi lợn, gà thả vườn, gia đình anh chị Trịnh Xuân Hiền - Nguyễn Thị Gấm đã trở thành một trong những hộ nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện Lương Sơn.

 

                                                       

                                                            Trần Trang (Đài Lương Sơn)

 

Các tin khác


Quán triệt, triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam

Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Ban Kinh tế T.Ư, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 4.300 điểm cầu trên toàn quốc.

Hội nghị toàn quốc về công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác PCTT&TKCN năm 2024. 

Phối hợp tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 9/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị phối hợp tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Phối hợp chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 9/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị phối hợp công tác chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, tập trung chỉ đạo sát sao các nhiệm vụ được giao

Sáng 8/5, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 xem xét cho ý kiến các văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các nội dung khác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

Bàn giải pháp cải thiện, nâng cao các Chỉ số Par Index, Sipas, Papi 

Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả Chỉ số CCHC (Chỉ số Par Index), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số Sipas); Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (Chỉ số Papi) năm 2023 của tỉnh; đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao các chỉ số này năm 2024 và những năm tiếp theo. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục