(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XVI đã quyết nghị thông qua 11 Nghị quyết phát triển KT -XH. Báo Hòa Bình lần lượt trích đăng những nội dung chính của các Nghị quyết giới thiệu với cử tri và bạn đọc.

 

Nghị quyết về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020

Điều 1. Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cụ thể như sau: 

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 

1.1. Phạm vi áp dụng 

1.1.1. Các nguồn vốn đầu tư công do địa phương quản lý giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm: Vốn trong cân đối ngân sách địa phương chi đầu tư phát triển (bao gồm cả nguồn thu sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết).

1.1.2. Các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công thực hiện ổn định trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời là căn cứ để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm. 

1.2. Đối tượng áp dụng 

1.2.1. Các Sở, ban, ngành và các huyện, thành phố sử dụng nguồn vốn đầu tư công do địa phương quản lý giai đoạn 2016 - 2020. 

1.2.2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020. 

2. Ngành, lĩnh vực được bố trí vốn đầu tư công 

Vốn đầu tư công được bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được của các ngành, lĩnh vực dưới đây: 

2.1. Nông, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: Các dự án thủy lợi, hạ tầng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển rừng bền vững; phát triển thủy sản; phát triển giống cây trồng, vật nuôi các dự án phòng, tránh thiên tai, bão lụt, hạn hán. 

2.2. Công nghiệp: Các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; mạng lưới điện nông thôn, miền núi; mạng lưới điện phục vụ quốc phòng, an ninh, sản xuất năng lượng tái tạo. 

2.3. Thương mại: Các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm hội trợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất, nhập khẩu ở vùng có điều kiện KT - XH khó khăn và vùng có điều kiện KT   XH đặc biệt khó khăn. 

2.4. Giao thông: Các dự án hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. 

2.5. Cấp nước, thoát nước và xử lý rác thải, nước thải: Các dự án cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải. 

2.6. Kho tàng: Các dự án kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, lưu giữ hàng dự trữ quốc gia, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng. 

2.7. Văn hóa: Các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa thế giới, các di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; bảo tồn văn hóa truyền thống, các dự án văn hóa. 

2.8. Thể thao: Các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng thể dục, thể thao. 

2.9. Du lịch: Các dự án hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch. 

2.10. Khoa học, công nghệ: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; các trạm, trại thực nghiệm; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

2.11. Thông tin: Các dự án phục vụ hoạt động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công trình công ích thiết yếu. 

2.12. Truyền thông: Các dự án viễn thông phục vụ mục tiêu QP - AN, đảm bảo an toàn thông tin quốc gia. 

2.13. Công nghệ thông tin: Các dự án đầu tư hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin; bảo mật và an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước; hạ tầng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng thương mại điện tử, giao dịch điện tử. 

2.14.GD   ĐT và giáo dục nghề nghiệp: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở GD &ĐT và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cấp học từ mầm non đến cao đẳng. 

2.15. Y tế, dân số và vệ sinh an toàn thực phẩm: Các dự án bệnh viện, các cơ sở y tế, trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định, giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành. 

2.16. Xã hội: Các dự án nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe cán bộ, công chức; cai nghiện và các dự án trợ giúp xã hội khác; các dự án cải tạo, nâng cấp các dự án ghi công liệt sĩ. 

2.17. Tài nguyên và Môi trường: Các dự án trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất và khoáng sản, nguồn nước; quan trắc cảnh báo môi trường; bảo vệ tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. 

2.18. Quản lý nhà nước: Các dự án trụ sở, nhà công vụ của các cơ quan Đảng, các cấp chính quyền địa phương (HĐND, UBND các cấp) trụ sở của các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị -xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. 

2.19. QP - AN: Các dự án phục vụ mục tiêu QP - AN, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. 

3. Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công 

3.1. Việc phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm phải đảm bảo quản lý tập trung để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng của Kế hoạch phát triển KT -XH 5 năm 2016 - 2020 của địa phương, phù hợp với các quy hoạch phát triển KT - XH và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; đồng thời phải tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. 

3.2. Các dự án, công trình được bố trí vốn đầu tư công phải có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan; bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả đầu tư; phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư nguồn NSNN và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. 

3.3. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 chỉ dự kiến phân bổ chi tiết 90% tổng mức vốn dự kiến; còn lại dành dự phòng khoảng 10% để xử lý các vấn đề phát sinh. 

3.4. Thứ tự ưu tiên bố trí vốn NSNN trong giai đoạn 2016 - 2020 như sau: 

3.4.1. ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; 

3.4.2. Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; 

3.4.3. Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 54 của Luật Đầu tư công và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công. 

3.5. Vốn đầu tư từ thu tiền cấp quyền sử dụng đất: Bố trí cho công tác quy hoạch, đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số còn lại được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Bố trí vốn cho công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, đầu tư phát triển quỹ đất nuôi dưỡng nguồn thu, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội. 

3.6. Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết: Từ năm 2017, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 nguồn thu này được tính trong dự toán thu cân đối ngân sách địa phương, sử dụng toàn bộ cho chi đầu tư phát triển, trong đó: ưu tiên bố trí đầu tư lĩnh vực GD -ĐT, y tế, Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình phúc lợi xã hội khác theo quy định của cấp có thẩm quyền. 

3.7. Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 

4. Tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công cho các huyện, thành phố 

4.1. Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương: 

Gồm 5 tiêu chí sau: 

4.1.1. Tiêu chí dân số, gồm: Số dân trung bình và số người đân tộc thiểu số của từng địa phương.

 4.1.2. Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm: Tỷ lệ hộ nghèo, số thu nội địa (không bao gồm số thu sử dụng đất). 

4.1.3. Tiêu chí diện tích, gồm: Diện tích đất tự nhiên của các địa phương và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên. 

4.1.4. Tiêu chí về đơn vị hành chính, gồm: Số xã, phường, thị trấn. 

4.1.5. Tiêu chí bổ sung, bao gồm: TP Hòa Bình; vùng động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 

4.2. Xác định số điểm của từng tiêu chí cụ thể:  

4.2.1. Tiêu chí dân số 

a) Điểm của tiêu chí dân số trung bình 

                     Số dân trung bình

Điểm

Đến 60.000 người

10

Trên 60.000, cứ tăng thêm 10.000 người được thêm

1

Dân số trung bình của các địa phương để tính toán điểm được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm 2015. 

b)  Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số 

Số dân

Điểm

Cứ 10.000 người dân tộc thiểu số được

3

 

Số người dân tộc thiểu số của các địa phương để tính toán điểm được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm 2015. 

4.2.2. Tiêu chí về trình độ phát triển, 

a) Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo: 

Tỷ lệ hộ nghèo

Điểm  

Đến 10% hộ nghèo được

5

Trên 10% hộ nghèo, cứ tăng thêm 0,1% hộ nghèo được thêm

0,3      

 

Tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 

b) Điểm của tiêu chí thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm khoản thu sử dụng đất): 

Thu ngân sách trên địa bàn

Điểm  

Đến 50 tỷ đồng

7

Trên 50 tỷ đồng, cứ 10 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

0,3      

 Số thu ngân sách trên địa bàn của các huyện, thành phố được tính theo dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2016 do HĐND tỉnh giao.

4.2.3. Tiêu chí diện tích: 

 

Diện tích đất tự nhiên

Điểm  

Đến 500 km2

7

Trên 500 km2, cứ 100 km2 tăng thêm được tính thêm

0,5      

 

Diện tích đất tự nhiên xác định điểm lấy theo số liệu diện tích đất tự nhiên năm 2014 theo công bố của Tổng cục Thống kê. 

4.2.4. Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính:        

Đơn vị hành chính

Điểm

01 xã,phường, thị trấn

1

 

Số đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn tính toán điểm căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. 

4.2.5. Tiêu chí bổ sung: 

a) ưu tiên trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh: TP Hòa Bình được cộng thêm 20 điểm. 

b) Huyện trọng điểm vùng động lực: Huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn được cộng thêm 10 điểm; huyện Lạc Thủy được cộng thêm 05 điểm. 

c) Các huyện có từ 05 xã trở lên thuộc xã ATK được cộng thêm 05 điểm. 

4.3. Phương pháp tính mức phân bổ vốn cho các địa phương: 

Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng huyện, thành phố và tổng số điểm của 11 huyện, thành phố làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối, theo các công thức sau: 

- Tổng số vốn bổ sung trong cân đối phân bổ cho huyện, thành phố: 

                                              Di = A/B x Ci                                                   

Trong đó: 

- A là tổng số vốn bổ sung trong cân đối phân cấp cho các huyện, thành phố (không bao gồm vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất).

- B là tổng điểm của 11 huyện, thành phố 

- C là tổng điểm của huyện thứ i 

- Di là tổng số vốn bổ sung trong cân đối phân bổ cho huyện thứ i

Vốn đầu tư trong cân đối của các huyện, thành phố kể từ kế hoạch 2017 được tính tăng 10% so với số vốn đầu tư trong cân đối năm 2016 tính theo tiêu chí, định mức quy định tại điểm 1, 2, 3 Điều 1 của Nghị quyết này. 

4.4. Các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công sẽ ổn định trong thời gian 5 năm (2016 - 2020), phù hợp với thực hiện kế hoạch phát triển KT   XH giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn 2016 - 2020 nếu được bổ sung thêm các nguồn vốn thực hiện phân bổ theo đúng định hướng và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn. 

4.5. Thời gian thực hiện:  Từ năm 2016 đến năm 2020 

Điều 2. HĐND tỉnh giao 

1. UBND tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết này. 

2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật. 

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Hoa inh khóa VI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2016.

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Cứu trợ khẩn cấp cho 20 hộ dân chịu ảnh hưởng của lũ ống ở xóm So Lo, xã Phúc Sạn

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn, hiện tượng lũ ống đã xuất hiện phía thượng lưu đập thủy điện So Lo, xóm So Lo, xã Phúc Sạn (Mai Châu) vào khoảng 4 giờ sáng nay 14/8. Hậu quả làm ngập 20 nhà dân với mức ngập 2m – 2,5m. Lũ ống xảy ra trong đêm khiến các hộ không kịp trở tay, hầu hết tài sản bị lũ làm hư hỏng, nhiều hộ không còn gạo để ăn.

Thông tuyến đoạn sạt lở trên Quốc lộ 6

(HBĐT) - Vào lúc 13h30, công tác khắc phục sự cố sạt lở dất đá đoạn km 133+300, Quốc lộ 6 cơ bản hoàn thành, giao thông được lưu thông trở lại. Theo đơn vị thi công, hàng chục ngàn m3 đất đá đã được đẩy xuống taluy âm, tạo điều kiện co các phương tiện lưu thông trở lại. Trong thời gian tới, đơn vị chức năng tiếp tục xử lý đất đá trên tuyến và các điểm sạt lở nhỏ khác, đảm bảo giao thông an toàn. Một số hình ảnh thông tuyến trên Quốc lộ 6

Mưa lớn làm sạt lở, gây ách tắc giao thông Quốc lộ 6

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của đợt áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn nhiều huyện, thành phố trong tỉnh xảy ra mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được vào 7h sáng nay 14/8 tại huyện Mai Châu là 149mm, Lương Sơn 107mm, Cao Phong 111mm, thành phố Hoà Bình 101mm, Đà Bắc 93mm, Tân Lạc 74mm. Mưa lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng ở nhiều tuyến giao thông và thiệt hại về cây cối, hoa màu.

Sức trẻ trên cánh đồng “vàng”

(HBĐT) - “Ai cũng có thể làm giàu trên đồng đất quê mình nếu người đó thực sự có tâm huyết và niềm tin” - Phó Bí thư Đoàn xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), Trưởng nhóm Khởi nghiệp Bùi Văn Hiển nói như khoe thành quả “biến đất thành vàng” của những người trẻ đang cùng chung một chí hướng...

Chương trình điểm tin thời sự thứ 6 ngày 12 tháng 8 năm 2016

(HBĐT) - Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về đề phòng mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất. Bí thư Tỉnh ủy làm việc với xã Hang Kia, huyện Mai Châu. Tổng kết năm học 2015 - 2016. Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị ANQP. Ra mắt chi hội phụ nữ đầu tiên trong doanh nghiệp.

Ngân hàng máu sống: Sẻ chia những giọt máu hồng

(HBĐT) - Sau khi tiếp nhận thông tin từ cơ sở y tế nơi có bệnh nhân cấp cứu cần truyền máu, các thành viên có cùng nhóm máu trong ngân hàng máu sống sẽ được huy động, kịp thời, tình nguyện tham gia hiến máu miễn phí giúp người bệnh. Đó chính là quy chế hoạt động của các Ngân hàng máu sống trên địa bàn tỉnh. Quy chế hoạt động đơn giản là vậy song Ngân hàng máu sống đã thực sự cho thấy ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần tích cực giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch do thiếu máu

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục