Sáng 31-10, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình của dự án Luật Cảnh vệ trước Quốc hội.

Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an trình bày dự án Luật Cảnh vệ trước Quốc hội, sáng 31-10

Tờ trình nêu rõ: Pháp lệnh Cảnh vệ có hiệu lực thi hành kể từ tháng 10-2005. Pháp lệnh được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để lực lượng Cảnh vệ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ sự nghiệp bảo vệ Đảng, Nhà nước cũng như công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, nhìn chung việc triển khai Pháp lệnh đã đạt được những kết quả tích cực.

Nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác cảnh vệ đã được nâng lên một bước; sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ trung ương đến địa phương và của nhân dân đối với công tác cảnh vệ đã có nhiều chuyển biến, các biện pháp cảnh vệ được công khai hóa, tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện; từng bước nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Vì vậy, trong những năm qua, mặc dù tình hình an ninh, trật tự thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, yêu cầu công tác cảnh vệ ngày càng cao, nhưng lực lượng Cảnh vệ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, tích cực phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an các địa phương và các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác; tổ chức bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, các hội nghị quốc tế lớn và các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, dư luận trong nước cũng như quốc tế đánh giá cao.

Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao và kỷ luật công tác chặt chẽ. Cơ sở vật chất, trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh vệ đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an từng bước quan tâm đầu tư, nâng cấp tương đối đồng bộ. Quan hệ quốc tế về công tác cảnh vệ được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi trong phối hợp triển khai bảo vệ đối tượng cảnh vệ cả trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực cảnh vệ mới là Pháp lệnh nên hiệu lực thi hành thấp, chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ trong tình hình hiện nay. Mặt khác, trước sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới đã đặt ra các yêu cầu mới. Từ đó cho thấy, việc xây dựng Luật Cảnh vệ là cần thiết.

Dự thảo Luật Cảnh vệ gồm 6 chương, 36 điều. So với Pháp lệnh Cảnh vệ năm 2005, dự thảo Luật đã bổ sung 2 Chương, 15 Điều và đã lồng ghép vấn đề bình đẳng giới tại các Điều 5, 6, 15, 19 và 34 dự thảo Luật.

Theo đó, quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng. Bổ sung hai điều mới quy định về vị trí, chức năng của lực lượng Cảnh vệ và hợp tác giữa lực lượng Cảnh vệ Việt Nam và nước ngoài. Đối tượng cảnh vệ, biện pháp và chế độ cảnh vệ gồm sáu điều (từ Điều 10 đến Điều 15), quy định về đối tượng Cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận… Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu; biện pháp cảnh vệ đối với các sự kiện đặc biệt quan trọng; quyền và trách nhiệm của người là đối tượng cảnh vệ. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ.

Về quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ: Dự thảo Luật quy định rõ quyền hạn của Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục bảo vệ An ninh quân đội và quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ Cảnh vệ để tránh lạm quyền trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Về lực lượng Cảnh vệ, dự thảo Luật quy định lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời quy định về tổ chức Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và tổ chức Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng.

Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ cũng đồng ý về sự cần thiết ban hành Luật Cảnh vệ. Ủy ban cho rằng, Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; mục tiêu trọng yếu của quốc gia; các sự kiện quan trọng trong và ngoài nước.

Nội dung dự thảo Luật phù hợp với Hiến pháp và quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh vệ nói riêng; tuy nhiên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị rà soát các quy định của pháp luật có liên quan, tránh chồng chéo với các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời bảo đảm linh hoạt và có tính khả thi.

Do đặc thù công tác nên lực lượng cảnh vệ, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng nhất trí với dự thảo Luật cần được hưởng phụ cấp đặc thù, trợ cấp, hỗ trợ do Chính phủ quy định như đối với một số lực lượng khác.

Ngoài những nội dung chủ yếu trên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, bổ sung về nội dung, chỉnh lý về mặt kỹ thuật để bảo đảm tính thống nhất ngay trong dự thảo Luật và với hệ thống pháp luật hiện hành.

 

 

                                                                                Theonhandan

Các tin khác


Chủ động, phấn đấu đạt mức tăng trưởng, kiểm soát lạm phát

Ngày 29-10, tại Trụ sở Chính phủ, phát biểu ý kiến kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các bộ ngành phải có chương trình đột phá, phải có bước tiến, đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, quản lý.

Nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống và xử lý tội phạm

Hôm qua 28-10, kỳ họp thứ hai, Quốc hội (QH) khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc. Các đại biểu QH làm việc tại hội trường nghe, thảo luận các Báo cáo: Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016; Công tác năm 2016 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tối cao và Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) tối cao; Công tác thi hành án năm 2016; Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016.

Chương trình điểm tin thời sự thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016

(HBĐT) - Cải cách hành chính phải hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân. Gặp mặt 24 già làng, người có uy tín 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu. Trao bò sinh sản cho người khuyết tật, trẻ mồ côi xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn. Truy bắt đối tượng tội hiếp dâm. Gần 80 vận động viên tham gia giải việt dã huyện Kỳ Sơn 2016.

Quyết tâm phòng, chống tham nhũng và kết quả còn chưa tương xứng

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) vẫn chưa đạt được mục tiêu “từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng” . Đây là vấn đề được Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội chỉ ra trong Báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016, trước Quốc hội sáng 28-10. Cần công khai, minh bạch trong cải cách thủ tục hành chính

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh làm việc với Đảng đoàn Hội CCB tỉnh

(HBĐT) - Sáng 28/10, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Đảng đoàn Hội CCB tỉnh. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Kiểm tra thực hiện QCDC năm 2016 tại Thanh tra tỉnh

(HBĐT) - Sáng 28/10, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ thực hiện QCDC tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện QCDC tại Thanh tra tỉnh. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục