Sáng 14-11, với 82,15% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ Ngân sách Trung ương năm 2017.
Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách Trung ương là 729.730 tỷ đồng. Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 482.450 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách Trung ương là 902.030 tỷ đồng, trong đó dự toán 254.630 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Nghị quyết nêu rõ: Quốc hội giao cho Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương phân bổ vốn đầu tư phát triển ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang; hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng; ưu tiên vốn đối ứng cho các dự án ODA, dự án hợp tác công tư (PPP), xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu tư. Trong quá trình điều hành, bổ sung vốn đầu tư và các nguồn tài chính khác để hỗ trợ các địa phương trọng điểm thu có tỷ lệ điều tiết giảm trong giai đoạn 2017-2020, tạo điều kiện cho các địa phương này phát huy vai trò động lực kinh tế cho cả nước.
Về việc giám sát việc phân bổ ngân sách Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017 của các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
Về ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc việc giảm tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách địa phương như TP Hồ Chí Minh (giảm 5%), Đà Nẵng (giảm 17%)…, Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày nêu rõ: Hiện nay, trong bối cảnh khó khăn chung của ngân sách nhà nước, nhất là trong những năm gần đây, vai trò của ngân sách trung ương giảm sút; đồng thời, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, tăng tỷ lệ phần trăm điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên. Do vậy, việc Chính phủ trình tăng tỷ lệ điều tiết thu nộp của một số tỉnh trọng điểm thu về ngân sách Trung ương là phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, tăng nguồn lực để chia sẻ với các địa phương còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các định mức phân bổ đã có hệ số và mức ưu tiên cho các địa phương điều tiết về ngân sách Trung ương, đã ưu tiên phân bổ thêm số chi tính theo dân số từ 30% đến 70%. Riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt còn được tăng cao hơn để xử lý các vấn đề về môi trường, thị chính, bảo đảm an ninh trật tự cho dân số tại chỗ và dân số vãng lai... Bên cạnh đó, trong bối cảnh NSNN còn khó khăn, phải bảo đảm cân đối giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ các địa phương còn khó khăn, thì cần có sự chia sẻ đồng thuận của các địa phương có tiềm lực kinh tế lớn.
Về ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc phân bổ hỗ trợ đất trồng lúa cho các địa phương chưa hợp lý, báo cáo giải trình cho rằng: Nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các địa phương với tổng kinh phí ngân sách nhà nước dùng để thực hiện chính sách này khoảng 5.000 tỷ đồng/năm. Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hướng dẫn sử dụng khoản kinh phí hỗ trợ này theo hướng chuyển hình thức từ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người trồng lúa sang hình thức hỗ trợ để áp dụng giống mới, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới trong trồng lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời, trong quá trình thực hiện tiếp tục xem xét những bất cập của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Về ý kiến đề nghị ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ các địa phương xử lý sự cố môi trường do Công ty Formosa gây ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ: Sự cố ô nhiễm môi trường biển do Công ty Formosa gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Chính phủ đã khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp giải quyết hậu quả của sự cố môi trường do Công ty Formosa gây ra. Mặt khác, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, Chính phủ đã ưu tiên bố trí vốn, đồng thời đã báo cáo Quốc hội giãn tiến độ thu hồi các khoản vốn ứng trước của các địa phương này. Bên cạnh đó, dự toán chi sự nghiệp khoa học - công nghệ năm 2017 của Ngân sách địa phương 4 tỉnh bị ảnh hưởng sự cố môi trường Formosa đã được ưu tiên bố trí phân bổ ở mức tăng cao hơn so với các địa phương khác.
Theo báo Quân đội nhân dân
(HBĐT) - Lễ hội cam Cao Phong lần thứ hai và Hội chợ Nông nghiệp - Du lịch - Thương mại vùng Tây Bắc năm 2016 diễn ra từ ngày 13-20/11 tại tỉnh tỉnh ta đang thu hút hàng nghìn người đến tham quan, thưởng thức và mua sắm. Sự kiện này đã góp phần quan trọng quảng bá thương hiệu cam Cao Phong nói riêng và các nông sản chủ lực của vùng Tây Bắc nói chung, qua đó góp phần gìn giữ và phát huy đặc sản của vùng, tạo cơ hội xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư.
(HBĐT) - Theo LĐLĐ tỉnh, 10 tháng qua, các cấp Công đoàn trên toàn tỉnh đã tổ chức 342 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 23.600 công nhân lao động với các nội dung chính là Hiến pháp năm 2013; Bộ luật lao động năm 2012; Luật Công đoàn, Luật Việc làm…
(HBĐT) - Cách đây gần 4 năm, mô hình nuôi cá lồng áp dụng Vietgap đầu tiên được triển khai tại vùng hồ sông Đà. Mô hình do Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh thực hiện trên sông nứoc xóm Vôi, xã Thái Thịnh (TP. Hòa Bình)
(HBĐT) - Cách đây 56 năm, thực hiện chủ trương của Đảng và Bác Hồ tại Nghị quyết số 15 của BCH T.ư Đảng khóa II về việc các tỉnh, thành phố miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành phố miền Nam, ngày 3/4/1960, tỉnh Hòa Bình kết nghĩa với tỉnh Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh). Đây là mốc son lịch sử quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai tỉnh, thành phố.
(HBĐT) - Sáng 13/11, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong, UBND tỉnh đã tổ chức khai mạc Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và Hội chợ nông nghiệp- du lịch- thương mại vùng Tây Bắc năm 2016. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương, các tổ chức, đơn vị cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 12/11, Đảng bộ phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng Thịnh Lang, nay là Đảng bộ phường Thịnh Lang (15/11/1946 – 15/11/2016). Đến dự có đồng chí Quách Tùng Dương, UVTV, Bí thư Thành ủy Hòa Bình; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố; các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn; các xã, phường bạn; nguyên lãnh đạo tỉnh, thành phố nghỉ hưu trên địa bàn, nguyên lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ; gia đình các đồng chí lão thành cách mạng Vũ Thơ, Nguyễn Văn Hậu và đông đảo con em địa phương.