Thiệt hại từ phân bón giả và kém chất lượng là rất lớn đối với nền kinh tế nông nghiệp và với 60 triệu nông dân. Vấn đề này đã được nêu ra rất nhiều lần, và các đại biểu tiếp tục chất vấn về vai trò trách nhiệm và giải pháp của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
Phân bón giả đang được lưu hành với nhiều thủ đoạn tinh vi Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước có hơn 60 công ty tổ hợp sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng bán ra thị trường trên 48 tỉnh thành phố trong cả nước. Gần 40 nghìn vụ vi phạm về phân bón giả, kém chất lượng. Thế nhưng, con số này chưa thấm vào đâu so với lượng phân bón giả, kém chất lượng vẫn tuồn ra thị trường, mặc dù cho lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát. Đối tượng phạm pháp thì nhởn nhơ xem thường pháp luật, nhân dân điêu đứng, nhiều gia đình mất vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất cho kỳ sau. Phân bón nhập lậu, phân bón giả tràn lan… đã và đang gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe của nhân dân và môi trường, môi sinh. Đại biểu Võ Đình Tín (Đác Nông) nhấn mạnh: “Tinh vi hơn, các cơ sở sản xuất phân bón giả không bảo đảm chất lượng của tỉnh này đem bán cho đại lý của tỉnh kia với giá rẻ để thực hiện các hành vi phạm pháp”. Các đối tượng kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Đại biểu Võ Đình Tín thí dụ, họ gắn nhãn hiệu trên bao bì tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng nhưng bán với giá thấp, trộn hàng giả với hàng thật hoặc áp dụng khuyến mại cho các cửa hàng nhỏ lẻ ở vùng nông thôn. Tại sao vấn nạn này vẫn chưa được xử lý? Giải pháp như thế nào để lặp lại trật tự thị trường phân bón? Trách nhiệm này thuộc về tổ chức, cá nhân nào? Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xử lý hành chính bao nhiêu vụ, cơ quan điều tra bao nhiêu vụ vi phạm? - Đại biểu Võ Đình Tín nêu hàng loạt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng đặt câu hỏi: Mặc dù đối với phân bón vô cơ chưa phát hiện được sai phạm tuy nhiên các chuyên gia vẫn cho rằng có đến 30 – 40% tỷ lệ phân bón vô cơ là giả và kém chất lượng. Vậy thì trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ quản lý về phân bón vô cơ ở đây được xác định như thế nào? Ngoài bộ Công thương, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cũng đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời thêm về vấn đề này. Trách nhiệm quản lý giữa hai bộ có sự chồng chéo, kém hiệu quả Trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận có sự tồn tại những sai phạm và vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón, đặc biệt là phân bón giả, kém chất lượng. Bộ Công Thương đã tổ chức, kiểm tra trong tháng 5 và tháng 6 đã có phát hiện một số vi phạm trong chứng nhận và sản xuất phân bón nên đã ban hành quyết định rút giấy phép. Biện pháp trước mắt là sắp tới là sẽ hoàn thành sớm về quy chuẩn, phân cấp về quản lý tại các địa phương, xem xét trách nhiệm, chính quyền địa phương và kinh doanh phân bón. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện nay, mặt hàng phân bón vô cơ thì giao Bộ Công thương quản lý nhưng phân hữu cơ lại thuộc trách nhiệm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dẫn đến tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả. Trong khi thị trường có quá nhiều loại phân bón và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hơn 5.000 loại, Bộ Công thương là hơn 5.700 nên khó quản lý. Tham gia trả lời chất vấn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng nêu ra những bất cập trong quản lý phân bón. Theo bộ trưởng, có sự bất cập về định hướng sử dụng phân bón. Cho đến nay, hằng năm, chúng ta sử dụng vào khoảng 10 đến 11 triệu tấn phân bón. Khả năng trong nước sản xuất được tám đến chín triệu tấn, nhập khẩu khoảng hai đến 2,5 triệu tấn. Những dạng phân bón chúng ta phải nhập khẩu là: 960 nghìn tấn phân kali, riêng loại này bắt buộc phải nhập khẩu vì chúng ta không có. Phân DAB và phân SA là hai dạng phân hỗn hợp công nghệ cao mà cho một số đối tượng cây trồng. Còn lại là chúng ta tự sản xuất được. Vấn đề bất cập lớn nhất hiện nay trong định hướng sử dụng là trong tổng số 11 triệu tấn phân đó thì phân hữu cơ chỉ được sử dụng một triệu tấn, còn lại phân hóa học chúng ta sử dụng đến 90%, tức là khoảng 10 triệu tấn. Đây là bất cập lớn nhất đã làm cho nông sản của chúng ta không sạch, chất lượng không cao; ô nhiễm môi trường; giảm độ phì của đất. Nếu cứ để tình trạng này lâu dài thì chắc chắn nông nghiệp của chúng ta giá trị không thể cao được. Do đó, chúng ta phải định hướng lại cái sử dụng phân bón theo hướng hữu cơ. "Tình trạng này kéo dài, giá hàng nông sản không thể cao được. Phải định hướng lại sử dụng phân bón hữu cơ", Bộ trưởng Cường quả quyết. Kiến nghị “quy về một mối” Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải trình, khi áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chuyển cơ chế quản lý danh mục sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia... đã "đẻ" ra một số bất cập: cơ quan quản lý phải có một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, nên cần thời gian chứ không thể xây dựng một lúc có thể bao quát hết. Mặt hàng phân bón phân chia 2 bộ quản lý: Bộ Nông nghiệp quản lý phân bón hữu cơ, còn phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý. Đây là khoảng trống, nếu hai bộ phối hợp không tốt sẽ là kẽ hỡ phát tác hoạt động gian dối. Ông Cường đề nghị, nên tập trung về một mối quản lý thống nhất mặt hàng phân bón. Ngoài ra, tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật quản lý phân bón phù hợp hơn với thực tế. Song song đó, ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn về quản lý chất lượng phân bón, đồng thời chấn chỉnh cơ quan quản lý nhà nước về phân bón. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết, Bộ đã có nhiều đợt phối hợp làm việc và đề xuất Chính phủ giao việc quản lý cho một cơ quan duy nhất. Đồng thời, Bộ Công thương đang xây dựng và hoàn chỉnh bộ quy chuẩn quốc gia về phân bón. |
(HBĐT) - Được thành lập trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang trong giai đoạn khốc liệt, đến nay, trường THPT Kim Bôi đã trải qua 50 năm xây dựng, phấn đấu và phát triển. Dưới mái trường thân thương này, biết bao thế hệ học sinh đã được học tập, rèn luyện để rồi hôm nay, các thế hệ học sinh của trường đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Đà Bắc hiện có 49 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó khối xã có 19 xã và 1 thị trấn, khối cơ quan có 29 chi, Đảng bộ trực thuộc. Thời gian vừa qua, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được Đảng bộ quan tâm; cấp ủy, UBKT các cấp đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để xây dựng và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả, góp phần vào công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện.
(HBĐT) - Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT -XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020.
Ngày mai 15-11, theo chương trình làm việc, Quốc hội bắt đầu phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn, diễn ra trong 2,5 ngày. Đây là một nội dung quan trọng của kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV và được phát phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Sáng 14-11, với 82,15% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ Ngân sách Trung ương năm 2017.
(HBĐT) - Chiều 14/11, đồng chí Bùi Thị Niềm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Đoàn công tác số 2 của BTV Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra việc thực hiện NQ Đại hội XII của Đảng, NQ Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; kết quả thực hiện NQ T.Ư 4 về xây dựng Đảng; việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 đối với Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo và đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức, Ban Nội chính và UBKT Tỉnh ủy.