Trong buổi sáng mở đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, các đại biểu Quốc hội đã dành nhiều thời gian quan tâm và đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, đề nghị giải trình, làm rõ những nguyên nhân và xem xét trách nhiệm về các siêu dự án có số vốn đầu tư tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng kéo dài, tồn đọng và thua lỗ.
Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:
"Báo cáo QH về sự thua lỗ, kém hiệu quả của những siêu dự án do doanh nghiệp và Nhà nước đầu tư mà do bộ quản lý, Bộ trưởng đã thẳng thắn chỉ rõ, không loại trừ những hành động cố ý vi phạm pháp luật của Nhà nước trong hoạt động quản trị cũng như điều hành các hoạt động đầu tư tại doanh nghiệp Nhà nước.
Tôi xin đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn những sai phạm này và đâu là trách nhiệm của cơ quan quản trị tại doanh nghiệp khi mà xây dựng các dự án kém hiệu quả. Và đặc biệt đâu là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý đầu tư tại doanh nghiệp. Bộ trưởng có kiến nghị gì với Quốc hội và Chính phủ để khắc phục những bất cập trong công tác quản lý đầu tư tại doanh nghiệp Nhà nước, không để lặp lại tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim” như trong thời gian vừa qua đã xảy ra ở công tác quản lý của Bộ Công thương?".
"Không còn hiệu quả kinh tế, có thể tuyên bố phá sản"
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình), Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công thương đã có đánh giá sơ bộ gửi tới các đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên ông thấu hiểu các đại biểu cần biết thêm nhiều thông tin hơn nữa. Theo Bộ trưởng, năm dự án này được đầu tư từ năm 2008 đến nay trong nhiều lĩnh vực: xơ sợi, xăng sinh học, gang thép... Trong từng lĩnh vực và dự án cụ thể đi sâu phân tích, theo tính chất đặc thù của ngành, dự án có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên đánh giá chung tổng thể thì rất khó.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, các dự án này đều có chủ tưởng đầu tư kéo dài quá thời hạn so với được phê duyệt. Thí dụ như dự án Đạm Ninh Bình không những kéo dài quá trình đầu tư, nhưng tới giờ cũng không tất toán được đầu tư dù đã đi vào vận hành.
Lý giải về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, các dự án này cũng có điểm chung là trong bối cảnh thị trường thế giới có biến động về giá dầu, theo đó giá dầu từ mức hơn 100 USD một thùng tới hơn 170 USD một thùng, còn hiện nay chỉ trên dưới 40 USD một thùng... Do vậy đã ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án.
Đồng thời, chính sự hạn chế nguồn nhân lực và điều kiện triển khai nên nhiều dự án kéo dài, dự án thực hiện không đúng theo hợp đồng. Trong quá trình tham gia triển khai thực hiện thì đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan quản lý, nhưng sự can thiệp này cũng không đem lại hiểu quả vì nhiều lý do. Vì thế, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, các dự án này hiện nay hiệu quả kinh tế đều không còn, dù có vận hành thương mại cũng không đủ cạnh tranh, thậm chí nhiều dự án doanh thu không đủ bù chi phí.
Khẳng định việc các giải pháp của các dự án này phải đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn, bảo vệ lợi ích tài sản nhà nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, các giải pháp xử lý cũng phải phù hợp với nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế.
"Có thể tính tới bán dự án, thậm chí tuyên bố phá sản nếu cần thiết", Bộ trưởng nêu ý kiến. Đồng thời ông cho biết, đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính, Bộ Công thương... các cơ quan quản lý sẽ tập hợp và báo cáo Chính phủ.
Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định: "Với các hành vi vi phạm pháp luật và cố tình làm sai trong quản trị, quản lý các dự án này sẽ bị xử lý nghiêm, thậm chí có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự".
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý đến đâu?
Chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng Công thương, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đặt lại câu hỏi về trách nhiệm của quản lý nhà nước trong việc đầu tư dẫn đến tình trạng thua lỗ tại các doanh nghiệp thì trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu?
“Doanh nghiệp nhà nước là sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước, tiền thuế của dân mà lại khoán trắng buông lỏng như vậy thì trách nhiệm quản lý của bộ chủ quản đến đâu? Chỉ giao khoán trắng cho doanh nghiệp tự tổ chức đầu tư và đến khi thua lỗ lại báo cáo với Quốc hội và Chính phủ giải quyết” - đại biểu Sinh bày tỏ nỗi lo ngại.
Trả lời vấn đề mà đại biểu Tiến Sinh nêu lại, Bộ trưởng Công thương cho biết, cả năm dự án này đều kéo dài rất lâu rồi, theo khung pháp lý thì các tập đoàn và tổng công ty 91 vẫn chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, không có vai trò của bộ chủ quản là cấp trên.Ông cho rằng, việc đánh giá cụ thể từng khâu, từng nguyên nhân và trách nhiệm liên quan là như thế nào và đối chiếu với khung pháp lý để làm rõ trách nhiệm thì cần phải có thời gian.
“Việc này không chỉ có Bộ Công thương, mà còn là sự chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, kiểm toán và hàng loạt cơ quan khác có liên quan đều có tham gia vào đánh giá tổng thể các dự án này. Trách nhiệm như thế nào cần phải sự đánh giá đầy đủ và căn cứ vào khung pháp lý, cũng như chúng ta cần có thể chế kiện toàn thì mới không để tái xảy ra những việc như vậy”.
Bộ trưởng Công thương cho biết, trước năm 2012 các dự án này đều đã được phê duyệt chủ trương. Theo quy định chung của pháp lý lúc đó là giao lại cho các tập đoàn, các tổng công ty quản lý trực tiếp và hê duyệt các báo cáo kinh tế kỹ thuật và đồng thời thực hiện quản lý các dự án đầu tư. Các bộ ngành tham gia quản lý về mặt chiến lược cũng như về các quy hoạch của ngành, tham gia tham mưu, báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt chủ trương đầu tư.
Bộ trưởng chia sẻ nỗi lo lắng của đại biểu Quốc hội và cho biết, sau 2012, quy định pháp lý đã có chặt chẽ hơn, trong đó giao trách nhiệm quản lý nhà nước cho các bộ, trực tiếp quán lỷ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực của bộ và phần vốn của nhà nước trong doanh nghiệp, vì vậy, sẽ xem xét được trách nhiệm của bộ, ngành.
Cùng chung nỗi lo lắng của đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, nhiều đại biểu khác cũng bày tỏ những băn khoăn cũng như cho rằng sự cần thiết phải có rà soát, xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý, những cá nhân thực hiện dự án, cũng như cần có giải pháp hữu hiệu để tránh lặp lại sai phạm về sau.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, An Giang đặt câu hỏi: Ngoài 5 dự án thua lỗ lên đến nhiều nghìn tỷ thì thực tế còn bao nhiêu dự án có nguy cơ như vậy nữa không. Liệu sau kỳ họp này có thêm một bản danh sách khác mà khiến nhân dân xót xa, đau đớn hay không?
Theo báo Nhân dân
(HBĐT) - Đối với những xóm, xã vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều thiếu thốn, từ chuyện làm sao để cái ăn, cái mặc đủ đầy hơn đến tiếp cận với thông tin, giao lưu văn hóa, giao thương hàng hóa, cải thiện hạ tầng cơ sở…Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước triển khai từ nhiều năm qua, với những chương trình, dự án cụ thể, thiết thực đã giúp người dân từng bước vượt qua “nhiều khó”.
(HBĐT) - Được thành lập trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang trong giai đoạn khốc liệt, đến nay, trường THPT Kim Bôi đã trải qua 50 năm xây dựng, phấn đấu và phát triển. Dưới mái trường thân thương này, biết bao thế hệ học sinh đã được học tập, rèn luyện để rồi hôm nay, các thế hệ học sinh của trường đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Đà Bắc hiện có 49 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó khối xã có 19 xã và 1 thị trấn, khối cơ quan có 29 chi, Đảng bộ trực thuộc. Thời gian vừa qua, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được Đảng bộ quan tâm; cấp ủy, UBKT các cấp đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để xây dựng và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả, góp phần vào công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện.
(HBĐT) - Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT -XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020.
Ngày mai 15-11, theo chương trình làm việc, Quốc hội bắt đầu phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn, diễn ra trong 2,5 ngày. Đây là một nội dung quan trọng của kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV và được phát phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Sáng 14-11, với 82,15% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ Ngân sách Trung ương năm 2017.