(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc, cách trung tâm tỉnh lỵ 70 km, huyện Mai Châu có quốc lộ 15 và quốc lộ 6 đi qua, đường thủy có sông Đà và sông Mã chảy qua. Do vậy, từ trước đến nay, huyện Mai Châu luôn được đánh giá là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt...

 

Nhân dân huyện Mai Châu có truyền thống yêu nước và kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh cách mạng; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Nhắc đến Mai Châu là nhắc đến vùng đất cộng cư bởi sự hội tụ đa sắc màu văn hóa của nhiều dân tộc anh em, có nhiều nét đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp vùng rừng núi và cũng là nơi mà trong dân gian còn lưu giữ được tiếng nói, chữ viết, lễ hội cùng nhiều câu ca dao và những làn điệu dân ca, dân vũ nổi tiếng.

 

Lãnh đạo tỉnh, Tổng Cục Du lịch và các sở, ban, ngành, huyện Mai Châu lắp biển đồng giải thưởng Asean giai đoạn 2016 - 2018 cho các hộ Homestay tại bản Lác, xã Chiềng Châu. (ảnh: p.v)

 

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngoài nhiệm vụ bám trụ giữ đất, giữ dân, đánh thắng nhiều cuộc càn quét của giặc vào địa bàn, nhân dân các dân tộc trong huyện đã có những đóng góp vào thắng lợi chung của các Chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc..., đặc biệt là cưu mang, đùm bọc đoàn quân Tây Tiến. Bởi vậy, quân và dân Mai Châu đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Hòa Bình, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đoàn kết vượt qua khó khăn, từng bước khôi phục kinh tế sau chiến tranh, vừa sản xuất xây dựng CNXH, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện tối đa sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam.

 

Bước vào thời kỳ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đặc biệt từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân huyện Mai Châu đã thu được những thành tựu quan trọng, từng bước phát triển KT -XH một cách bền vững. Do xác định đúng hướng, từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mai Châu luôn đạt ở mức cao. Riêng giai đoạn 2010 - 2015 đạt bình quân 10,95%. Năm 2000 thu nhập bình quân đạt 2, 15 triệu đồng/ người, đến   năm 2016 được nâng lên trên 20 triệu đồng /người. Đảng bộ huyện đã triển khai có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh, nhất là đối với kết cấu hạ tầng, phát triển du lịch; triển khai sâu rộng phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, đến nay có 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

 

Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện cũng đạt thành tích đáng phấn khởi. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân đồng tình ủng hộ, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn. Nhân dân ngày càng tiếp cận và thụ hưởng các điều kiện về chăm sóc sức khỏe và nâng cao trình độ về văn hóa, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng, tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Các chương trình xóa đói – giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng. Công tác QP -AN được xây dựng và củng cố vững chắc. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân luôn được quan tâm.

 

Tiết mục keng loóng của đồng bào Thái luôn được tái hiện trong các dịp lễ hội của huyện và ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. (ảnh: p.v)

 

 Để vượt qua khó khăn, thách thức trong những chặng đường tới, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV với mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết; chủ động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực để phát triển KT -XH, phấn đấu đến năm 2020 huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới”; Đảng bộ huyện Mai Châu xác định tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

 

Một là, đi sâu vào khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch. Thực hiện tốt công tác quản lý rừng, giữ vững tỷ lệ che phủ rừng 68,8%. Tăng cường phát triển các ngành nghề truyền thống. Khuyến khích mở rộng sản xuất vật liệu xây dựng đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tiếp tục kêu gọi đầu tư  phát triển du lịch với trọng tâm là loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; tham gia chương trình du lịch vùng lòng hồ sông Đà, phấn đấu đạt các tiêu chí của điểm du lịch quốc gia.

 

Hai là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng dạy và học, phấn đấu đến năm 2020 có 40% số trường đạt chuẩn quốc gia, giữ vững kết quả công tác phổ cập giáo dục ở các bậc học, ngành học. Nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì các lễ hội truyền thống, tăng cường quảng bá du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa văn hóa, thể thao. Phấn đấu phủ sóng truyền thanh, truyền hình địa phương đến các vùng lõm của huyện. Đẩy mạnh hơn nữa chính sách an sinh xã hội. Chỉ đạo thực hiện tốt pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

 

Ba là, coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc. Làm tốt công tác nắm tình hình, tăng cường công tác an ninh chính trị. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc rộng khắp, có chất lượng. Làm tốt công tác nội chính, phòng - chống tham nhũng, lãng phí và cải cách tư pháp.

 

Bốn là, lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Tổ chức hoạt động của HĐND theo đúng Luật. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, năng lực quản lý, điều hành của UBND các cấp. Thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các đoàn thể.

 

Với quyết tâm mới, khí thế mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu quyết tâm nắm vững thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, lập được nhiều thành tích to lớn, toàn diện, tạo thế và lực cho bước tiến nhanh, tiến vững chắc, xây dựng huyện Mai Châu anh hùng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

 

                                         Nguyễn Đức Thịnh

                 Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mai Châu

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục