Lễ dâng hương khai Xuân là một hoạt động thành kính, hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long- Hà Nội.
Sáng 5/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch), tại Thềm Rồng điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự lễ dâng hương.
|
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại lễ dâng hương |
Trước khi nghi lễ dâng hương chính thức diễn ra, đoàn rước kiệu với hơn 300 người tham gia đã từ sân Đoan Môn tiến vào sân Rồng điện Kính Thiên, dâng lễ lên điện Kính Thiên theo đúng nghi thức truyền thống. Kiệu thánh được rước từ bốn ngôi đền, đình thờ Linh Lang Đại Vương, vị thần trấn Tây Kinh thành Thăng Long, tương truyền đã có công giúp vua Lý đánh giặc ngoại xâm, đó là đền Voi Phục, đình đền Hào Nam, đình Cống Vị và đình Kim Mã Thượng. Nghi thức tái hiện hình ảnh con Rồng, cháu Tiên, với ước mong mưa thuận, gió hòa, nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, nêu cao tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Tiếp đến là màn biểu diễn trống hội Thăng Long, thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Lễ dâng hương được thực hiện trang trọng, đúng nghi thức, thể hiện lòng thành kính, biết ơn các bậc vua sáng, tôi hiền đã có công dựng nền văn hiến Thăng Long, khai sáng văn minh Đại Việt.
Trong không gian linh thiêng của Hoàng thành Thăng Long những ngày đầu năm mới, Lễ dâng hương khai Xuân là một hoạt động thành kính, hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long- Hà Nội. Ông Nguyễn Đình Thuấn, đội tế nam xã Kim Mã Thượng, Hà Nội cho biết: “Lễ dâng hương ở Hoàng thành Thăng Long là dịp để mọi người nhớ ơn các vị anh hùng của dân tộc và tưởng nhớ các vị vua đã có công dựng nước và giữ nước. Chúng tôi đến với ý nguyện đầu năm là xin tế lễ dâng hương ở đây và chúc cho toàn thể nhân dân được ấm no và yên lành, mọi gia đình hạnh phúc. Năm nay khí hậu rất ôn hòa hơn mọi năm nên dân làng đi tế lễ rất đông và mọi người rất vui vẻ, hào hứng đón xuân mới tại Hoàng thành Thăng Long”.
Lễ dâng hương là điểm nhấn trong chuỗi sự kiện đón Tết vui Xuân tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội. Trước đó, một số nghi thức truyền thống cũng đã được tái hiện như Lễ cúng ông Công, ông Táo, lễ dựng cây nêu và Lễ hạ cây nêu, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân thủ đô và du khách trong dịp năm mới./.
TheoVOV.VN
(HBĐT) - Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng chất liệu tre, mái lợp lá cọ và có cấu trúc độc đáo. Ngôi nhà đã được vinh danh tại hội thi kiến trúc tại Mỹ.
Sáng 3.2 (tức 7 tháng Giêng), tại Hà Nam đã diễn ra lễ hội Tịch điền xuân Đinh Dậu. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng nhiều lãnh đạo cấp cao đã về tham dự lễ hội này trên cánh đồng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên.
(HBĐT) - Không có pháo hoa đón Tết, nhưng ở khắp nơi trong tỉnh, từ vùng thấp đến vùng cao, từ Mường Bi đến Mường Vang, Mường Thàng sang Mường Động... nơi đâu cũng thấy không khí vui xuân, đón Tết yên bình.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Hoàng, Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ Kim Bôi cho biết: Xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN ở địa phương, những năm qua, Huyện uỷ Kim Bôi đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức từng cơ quan Nhà nước để bố trí lại cho phù hợp.
(HBĐT) - Thêm một mùa xuân ấm áp, yên vui dành tặng mẹ - Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã kiên cường đi qua chiến tranh và những năm tháng cơ cực nhất của cuộc đời. Như để bù đắp cho quá khứ đã hằn kín nỗi đau, mỗi mùa xuân hôm nay thực sự là một mùa vui khiến trái tim mẹ được sưởi ấm một cách trọn vẹn.
Theo ông Nguyễn Đức Hà, Đại hội XII đặt ra nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức vì tình trạng suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn tồn tại.