(HBĐT) - Giảm mạnh đầu mối đơn vị sự nghiệp của huyện; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được quy định rõ ràng; việc tinh giản biên chế đạt chỉ tiêu. Đó là những “chấm sáng” trong lộ trình cải cách bộ máy hành chính của huyện Tân Lạc trong 5 năm trở lại đây.
Thực hiện lộ trình cải cách hành chính (CCHC), huyện Tân Lạc đã sớm thành lập BCĐ CCHC của huyện. Theo đó, tháng 3/2011, huyện ban hành kế hoạch về CCHC giai đoạn 2011 - 2016; tháng 7/2011 ban hành văn bản về đẩy mạnh CCHC và triển khai mô hình Trung tâm giao dịch hành chính “một cửa”, nay là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…
Trường tiểu học và THCS xã Bắc Sơn (Tân Lạc) là một trong những trường đã sáp nhập 2 cấp học theo tinh thần tinh gọn bộ máy duy trì tốt hoạt động dạy và học.
Năm 2014, huyện Tân Lạc được lựa chọn là đơn vị làm điểm (làm mẫu) trong xây dựng đề án vị trí việc làm; đề án sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện cho toàn tỉnh. Đồng chí Mạc Thị Thảo, Trưởng phòng Nội vụ huyện chia sẻ: Có khó khăn, vất vả nhưng từ đây đã mở lối công tác cải cách bộ máy hành chính được thông suốt, hiệu quả. Trong năm 2016, huyện đã thực hiện thành công việc sáp nhập các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn huyện (từ 19 trường học giảm xuống còn 10 trường học); sắp xếp lại các BQL dự án trực thuộc UBND huyện (4 BQL dự án của huyện) thành 1 BQL dự án đầu tư xây dựng huyện. Đồng thời, huyện đã tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để trên cơ sở đó UBND huyện quyết định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp.
Không có nhiều đề xuất, kiến nghị, phản ánh để “gỡ rối” cho việc sắp xếp bộ máy hành chính Nhà nước hay tinh giản biên chế bởi tất cả những việc này đã được chủ động thực hiện từ trước và đã có kết quả ở mức hài lòng.
Về tổ chức bộ máy hành chính, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, UBND huyện đã xây dựng phương án kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Theo đó, số đơn vị sự nghiệp, giảm từ 79 đơn vị (năm 2011) xuống còn 69 đơn vị (năm 2017).
Về biên chế CC,VC làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương, theo đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ CCHC huyện: Những năm qua, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc đánh giá CB, CC, CV theo quy định, qua đó cơ cấu, sắp xếp lại cho phù hợp. Đồng thời có giải pháp giải quyết đối với số lượng CB, CC chưa qua đào tạo, còn hạn chế về năng lực để tuyển dụng những người có trình độ vào thay thế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ, huyện đã giải quyết cơ bản số CB, CC, VC cấp huyện, xã chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhưng hạn chế về năng lực, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Riêng năm 2016, số lượng tinh giản biên chế (theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP) vượt 2 người so với kế hoạch đề ra, trình tự, thủ tục đảm bảo theo quy định hiện hành. Huyện đã cơ cấu lại đội ngũ CB, CC, VC, ưu tiên tuyển dụng sinh viên đại học tốt nghiệp loại khá, có chuyên môn phù hợp về làm việc tại địa phương (theo Quyết định số 2181/QĐ-UBND của UBND tỉnh) để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công vụ.
Cùng với việc tinh giản bộ máy, huyện Tân Lạc đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, áp dụng phần mềm điện tử cho các thủ tục hành chính thực hiện giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện. Các quy trình, thủ tục được đăng tải rộng rãi, cụ thể trên Trang thông tin điện tử của huyện. Lãnh đạo có thể kiểm tra và trực tiếp quản lý các khâu trong quá trình xử lý các giao dịch đối với cá nhân, tổ chức. Triển khai áp dụng phần mềm quản lý văn bản điện tử đối với cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn để trao đổi thông tin , văn bản điện tử và gửi thư góp ý qua hòm thư công vụ góp phần giảm tải khối lượng các văn bản giấy. Một mặt, các thông tin, văn bản được triển khai và quán triệt rộng rãi đến toàn thể CB,CC,VC.
Chủ động, tích cực trong CCHC, đặc biệt là cải cách bộ máy, huyện Tân Lạc đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công vụ, quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của nền hành chính hiện đại.
Thúy Hằng
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 598/QĐ-UBND về Bộ chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Bộ chỉ số cải cách hành chính (CCHC) có mục tiêu theo dõi, đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ CCHC hằng năm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hàng năm công bố công khai chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét thi đua và đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn của Chính phủ phê duyệt chương trình dự án hỗ trợ xây dựng 186 cầu treo dân sinh cho 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên, xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy được cấp 28 tỷ đồng xây dựng cầu treo dân sinh.
(HBĐT) - Chiều ngày 21/4, Đoàn công tác của Bộ VH – TT & DL do đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, UV BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ VH – TT & DL làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ VH, TT &DL trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư T.U, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh và đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Ra quân hưởng ứng Tháng hành động thiết lập lại trật tự đo thị, bảo vệ hành lang giao thông. Khai trương phòng trưng bày chuyên đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình". Bắt quả tang doanh nghiệp Ba Sao xả thải trực tiếp ra môi trường. Ban Chỉ đạo Mo Mường tỉnh họp giao ban quý I. Triển khai kế hoạch Tháng hành động VSATLĐ năm 2017.
(HBĐT) - Sáng 21/4, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Yên Thủy và Thường trực Đảng ủy các xã, thị trấn về công tác tổ chức bộ máy cấp xã, thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Từ giữa tháng 4/1975, khi các cánh quân trên bộ chuẩn bị và thực hiện đợt tổng công kích giải phóng miền Nam mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” thì một cánh quân khác của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam phối hợp với các đơn vị của Quân khu 5 nhận được chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu: Tranh thủ thời cơ có lợi đánh chiếm quần đảo Trường Sa, một quần đảo có ý nghĩa chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế, góp phần giải phóng đất nước.