(HBĐT) - Sáng 21/4, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Yên Thủy và Thường trực Đảng ủy các xã, thị trấn về công tác tổ chức bộ máy cấp xã, thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh.

 

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc.

 

Huyện Yên Thủy có tổng số 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã, 1 thị trấn. Trong đó có 1 xã thuộc khu vực I; 10 xã thuộc khu vực II; 2 xã thuộc khu vực III, với 158 xóm, khu phố. Hiện, hệ thống chính trị và tổ chức bộ máy ở các xã, thị trấn đều có các TCCS Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH. Huyện đã bố trí, sắp sếp CB,CC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở các xóm, khu phố theo đúng các Quyết định của UBND tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 281 CB,CC cấp xã, gồm 134 cán bộ, 147 công chức. Bên cạnh đó, toàn huyện có 168 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, 632 người hoạt động không chuyên trách ở các xóm, khu phố. Về chất lượng cán bộ cấp xã, 100% đã tốt nghiệp PTHT; 51,1% có trình độ đại học; 2,3% trình độ cao đẳng; 45,05% trình độ trung cấp; 1,65% trình  độ sơ cấp và chưa qua đào tạo. Đối với công chức, 100% tốt nghiệp PTTH; 37,3% có trình độ đại học; 9,9% trình độ cao đẳng; 52,8% trình độ trung cấp. 

 

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Yên Thuỷ và đại diện các xã, thị trấn phản ánh một số tồn tại, bất cập, như: trên địa bàn có một số xóm quy mô dân số thấp như ở xã Ngọc Lương gồm xóm Hổ 3 có 27 hộ, 93 nhân khẩu; xóm Công Tiến có 18 hộ, 53 nhân khẩu; nhiều xã, thị trấn không bố trí được trưởng xóm kiêm thôn đội trưởng do trưởng thôn đã trên 60 tuổi; hầu hết các xã, thị trấn không đáp ứng được quy định Phó chỉ huy quân sự và Phó Công an xã, thị trấn phải có bằng trung cấp chuyên ngành do cán bộ chưa được đào tạo. Trưởng xóm, khu phố không phải là đảng viên chiếm 31%...

 

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng cơ cấu đơn vị hành chính của huyện khá ổn định nhưng quy mô nhỏ dẫn đến bộ máy công kềnh. Theo đó cần phải cơ cấu lại đơn vị hành chính cho phù hợp với thực tế, nhất là đối với các xóm, tổ dân phố để đảm bảo tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy. Quá trình sáp nhập, lựa chọn những xóm có vị trí liền kề, có sự tương đồng về văn hóa, phong tục, giữ nguyên chi bộ đến hết nhiệm kỳ để không gây xáo trộn lớn. Việc sáp nhập phải cân nhắc kỹ lưỡng, uyển chuyển và quyết tâm chính trị cao. Tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã để đẩy mạnh phát triển đô thị. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ nghiên cứu xây dựng Đề án điều chuyển cán bộ tỉnh, huyện về xã và ngược lại. Phấn đấu sắp xếp, bố trí ở 50% cán bộ là người đứng đầu cấp tỉnh và 75% cán bộ là người đứng đầu cấp huyện không phải là người địa phương. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 34 của HĐND tỉnh để thực hiện khoán quỹ lương và khoán kinh phí ở xóm, xã. Có cơ chế kiêm nhiệm phù hợp với thực tiễn trên cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tăng thêm thu nhập, nhất là đối với đội ngũ cán bộ không chuyên trách và chức danh Chủ tịch HĐND xã. Xây dựng khung biên chế, khung chức danh để có căn cứ khoán quỹ lương. Xem lại tiêu chuẩn chức danh Phó chỉ huy quân sự và Phó Công an xã, thị trấn, có thể điều chuyển từ xã này sang xã khác và khẩn trương tổ chức đào tạo để đáp ứng yêu cầu theo quy định.

                                                                               

 

                                                      Đức Phượng

 

 

 

   

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 20-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt 122 đại biểu là các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới thuộc 15 tỉnh miền núi khu vực phía bắc. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4).

Giám sát công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đánh giá chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức

(HBĐT) - Ngày 20/4, Đoàn công tác của Ban pháp chế - HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Quốc Liêm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại Sở Nội vụ về công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đánh giá CC,VC; tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 108/ 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và thực hiện Nghị định số 158/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kì chuyển đổi vị tri công tác đối với CB,CC,VC trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2015, 2016.

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Kỳ Sơn lần thứ XXV thành công tốt đẹp

(HBĐT) - Trong 2 ngày, 19-20/4, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Kỳ Sơn đã tổ chức Đại hội lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2017- 2022. Đây là đơn vị tổ chức điểm Đại hội cấp huyện, thành phố của Tỉnh Đoàn. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo T.Ư Đoàn, Tỉnh Đoàn, một số Ban xây dựng Đảng tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn, các Huyện, Thành Đoàn và 130 đại biểu chính thức đại diện cho trên 4.000 ĐVTN trong toàn huyện.

Đoàn kiểm tra số 2 của BTV Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Thủy

(HBĐT)- Ngày 20/4, đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy dẫn đầu đoàn công tác số 2 của BTV Tỉnh ủy đã làm việc với BTV Huyện ủy Yên Thủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 24-KL/TW, ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo gắn với thực hiện Quy chế về bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng tỉnh và Sở Nội vụ.

Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Văn Tỉnh làm việc tại huyện Đà Bắc về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sáng ngày 20/4, Đoàn công tác của Tỉnh uỷ do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Huyện uỷ Đà Bắc về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Người nuôi cá tầm ở vùng hạ lưu sông Đà

(HBĐT) - Lâu nay, cá nước lạnh thường được các doanh nghiệp, hộ đầu tư nuôi ở vùng lòng hồ có nguồn nước ổn định và nhiệt độ thích hợp, không ai hình dung lại có thể nuôi ở phía cuối nguồn. Ấy vậy nhưng, ngay tại thành phố Hòa Bình, một hộ dân đã “liều lĩnh” làm cái việc trước đó chưa ai dám làm - nuôi cá tầm ở… hạ lưu sông Đà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục