Đại biểu QH tỉnh Hà Giang phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.
Tạo điều
kiện trợ giúp pháp lý cho những đối tượng yếu thế
Báo cáo
giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) của Ủy
ban Thường vụ QH do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Khắc Định trình
bày trước QH đã làm rõ những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật.
Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), Ủy ban Thường vụ QH đánh giá dự thảo Luật Trợ
giúp pháp lý (TGPL) (sửa đổi) được xây dựng trên quan điểm kế thừa phạm vi điều
chỉnh của luật hiện hành và các luật liên quan, đồng thời luật hóa các quy định
hiện hành đang được thực hiện có kết quả, bổ sung những quy định nhằm đổi mới
hoạt động TGPL theo hướng chuyên nghiệp, mở rộng xã hội hóa, tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước, tinh gọn tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng dịch vụ
TGPL, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho người thuộc diện được TGPL...
Tại phiên
thảo luận, ý kiến của nhiều đại biểu: Cao Thị Giang (Quảng Bình); Vương Ngọc Hà
(Hà Giang); Ngô Sách Thực (Bắc Giang); Nguyễn Mai Bộ (An Giang); Nguyễn Tạo (Lâm
Đồng)... tập trung nêu về bố cục của luật; nguyên tắc hoạt động TGPL; chính
sách của Nhà nước về TGPL; quy tắc nghề nghiệp TGPL; nguồn tài chính cho công
tác TGPL; hỗ trợ thực hiện vụ việc TGPL phức tạp, điển hình tại các huyện
nghèo, xã nghèo… Bên cạnh đó, một số đại biểu tham gia ý kiến về người được
TGPL, phạm vi người được TGPL để bảo đảm tính khả thi; đề nghị mở rộng phạm vi
để phù hợp các luật liên quan, bổ sung "người thuộc hộ cận nghèo”, "người bị
hại thuộc hộ cận nghèo”, 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật Trẻ em,
người chấp hành xong án phạt tù, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa
vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng được TGPL.
Đồng thời, đề nghị rà soát và quy định rõ hơn về đối tượng người dân tộc thiểu
số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn...
Cho ý kiến
cụ thể về các nội dung, đề cập dự thảo luật quy định cụ thể về bảy nhóm đối
tượng được TGPL, nhiều ý kiến cho rằng quy định này thể hiện chính sách TGPL
của Nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc tạo điều kiện cho những người yếu
thế được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua việc sử dụng TGPL chuyên
nghiệp, tin cậy và kịp thời. Tuy nhiên, đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy (Thanh
Hóa) đánh giá, theo quy định như Điều 7 của dự thảo, diện người được TGPL bị
thu hẹp hơn so với quy định của các luật chuyên ngành. Theo đại biểu, quy định
này không thu hút được tất cả những người được TGPL được quy định tại Điều 4
Luật Người khuyết tật, khoản 1 Điều 36 Luật Phòng, chống mua bán người, khoản 1
Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về quyền được TGPL của các
đối tượng này mà không cần phân biệt họ có khó khăn về tài chính hay không...
Với nội
dung tại khoản 4 Điều 7, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) phân tích: Mục tiêu
của chính sách này là nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội đối với
người dân ở địa bàn là "lõi nghèo" nhất về trình độ phát triển. Tuy
nhiên quy định như dự thảo luật hàm ý hai điều kiện "phải là người dân tộc
thiểu số", "phải có hộ khẩu thường trú", tức là loại trừ quyền
được TGPL của những người "không có hộ khẩu thường trú" hoặc
"không phải người dân tộc thiểu số". Điều này không phù hợp điều cấm
"lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân" tại khoản 2 Điều 8 Luật Cư trú, đồng thời tạo ra sự phân biệt đối xử
không phù hợp với quan điểm, đường lối về công tác dân tộc. Đại biểu Nguyễn
Mạnh Cường (Quảng Bình) nêu quan điểm mở rộng đối tượng đến đâu cần phải có căn
cứ, nguồn lực, bảo đảm khả thi, phù hợp với thực tế đất nước; cần phải nghiên
cứu thật cẩn thận, bảo đảm nâng cao chất lượng của hoạt động TGPL.
Về vấn đề
này, Ủy ban Thường vụ QH có quan điểm việc xác định diện người được TGPL cần
phải dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật hiện hành và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhiều đại biểu QH đề nghị khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép sẽ tiếp tục
nghiên cứu để bổ sung các đối tượng mới vào Luật TGPL.
Bảo đảm
an sinh xã hội khi triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Buổi chiều,
QH thảo luận ở tổ về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự
án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần để triển khai.
Theo Tờ trình của Chính phủ, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được thực
hiện trên địa bàn sáu xã thuộc huyện Long Thành (Đồng Nai) là: Bình Sơn, Suối
Trầu, Cẩm Đường, Long An, Long Phước và Bàu Cạn. Mục tiêu là xây dựng Cảng đạt
cấp
Thảo luận
nội dung này, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết nhưng lưu ý, từ
những dự án quốc gia quan trọng đã thực hiện, đề nghị Chính phủ quan tâm bảo
đảm công tác tái định cư ổn định đời sống sản xuất của nhân dân vùng chịu ảnh
hưởng, bảo đảm người dân có nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ, có chính sách, giải
pháp chuyển đổi việc làm, đào tạo nghề cho người dân trong vùng thu hồi đất.
Có ý kiến
cho rằng, đây là dự án quan trọng quốc gia, do vậy, cần thực hiện theo đúng
trình tự của Luật Đầu tư công năm 2014. Ý kiến khác khẳng định, theo Luật Đầu
tư công năm 2014 về điều kiện quyết định chủ trương đầu tư thì Dự án không
trùng lặp với các dự án khác đã có quyết định chủ trương đầu tư và do Dự án bao
gồm cả nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được QH quyết định chủ
trương đầu tư, cho nên dự án thành phần này đáp ứng tiêu chí là dự án quan
trọng quốc gia nhưng không phải xin chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, dự án thành
phần có nội dung rất quan trọng, liên quan công tác an sinh xã hội, tổng mức
đầu tư lớn, cho nên phải có các quy định cụ thể, cơ chế, chính sách đồng bộ để
thuận lợi trong quá trình thực hiện và giám sát. Nhiều ý kiến đề nghị QH ra
nghị quyết riêng và giao Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần
trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ tư.
Về kinh phí
thực hiện, nhiều ý kiến băn khoăn nguồn vốn dành cho công tác giải phóng mặt
bằng, cũng như bố trí vốn để thu hồi đất một lần cho toàn bộ dự án có diện tích
Cần nghiên cứu để luật hóa các hình
thức trợ giúp pháp lý khác, phù hợp với thực tế thời gian qua, giúp người dân
được tư vấn pháp luật, giải tỏa những vướng mắc về pháp luật ngay tại nơi
sinh sống.
Đại biểu
Cao Thị Giang
(Quảng Bình)
Mong muốn Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ
vào cuộc ngay cùng với Bộ Tư pháp để tính toán nguồn lực nhằm bảo đảm khi
Luật Trợ giúp pháp lý ban hành có thể thực hiện được tại các khu vực miền núi.
Đại biểu
Vương Ngọc Hà
(Hà Giang)
Dự thảo luật quy định về ký hợp đồng
thực hiện trợ giúp pháp lý giữa các cơ quan, tổ chức với cơ quan quản lý nhà
nước và Sở Tư pháp, dành cho Sở Tư pháp quyền lựa chọn đối tác ký hợp đồng,
như vậy dễ tạo ra cơ chế xin - cho và sự cạnh tranh không lành mạnh trong trợ
giúp pháp lý.
Đại biểu Lê
Thị Nguyệt
(Vĩnh Phúc)
Đề nghị mở rộng thêm đối tượng cộng
tác viên là những người am hiểu về pháp luật, đã tốt nghiệp chuyên ngành về
luật, hoặc là những già làng, trưởng bản am hiểu pháp luật, thông thạo tiếng
dân tộc... để cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp.
Đại biểu
Đinh Thị Bình
(Phú Thọ)
|
TheoNhandan