Bội chi năm 2015 là 6,28%
GDP
Với tỷ lệ 92,46% số ĐBQH
có mặt tán thành, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn quyết toán
NSNN năm 2015,
Nghị quyết nêu rõ, tổng
số thu cân đối NSNN là 1.291.342 tỷ đồng. Số thu cân đối ngân sách này bao gồm
cả số thu chuyển nguồn từ năm 2014 chuyển sang năm 2015, thu kết dư ngân sách
địa phương năm 2014, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ
dự trữ tài chính. Tổng số chi cân đối NSNN là 1.502.189 tỷ đồng, bao gồm cả số
chi chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016. Bội chi NSNN là 263.135 tỷ đồng,
bằng 6,28% GDP, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương. Nguồn bù đắp bội chi
NSNN gồm: Vay trong nước là 195.900 tỷ đồng và vay ngoài nước là 67.235 tỷ đồng.
|
|
Các ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn
quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015
|
|
Ảnh: Quang Khánh
|
|
Trước khi biểu quyết
thông qua Nghị quyết, các ĐBQH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -
Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về
quyết toán NSNN năm 2015 và Dự thảo Nghị quyết của QH phê chuẩn quyết toán NSNN
năm 2015. Đối với những vấn đề được ĐBQH đưa ra khi xem xét quyết toán NSNN năm
2015, UBTVQH nhận thấy, dù trong năm 2015, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ,
quyết liệt các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi, song bội chi NSNN vẫn ở mức
6,28% GDP, tăng so với dự toán là 0,57% GDP.
Bội chi NSNN thực hiện
năm 2015 tăng so với dự toán có nguyên nhân do tăng GDP thực tế thấp hơn so với
kế hoạch nhưng không được điều chỉnh, làm tỷ lệ bội chi tăng so với dự
toán là 0,39%. Ngoài ra, số hoàn thuế giá trị gia tăng tăng 7.452 tỷ đồng cũnglàm
tỷ lệ bội chi tăng so với dự toán là 0,18% GDP.
UBTVQH lưu ý, việc tăng
bội chi NSNN trên cũng làm tăng nợ công tương ứng, theo đó, nợ công đến
31.12.2015 là 61,8% GDP. Vì vậy, Chính phủ cần có giải pháp tính toán GDP sát
thực tế và trong điều hành cần bám sát dự toán, tăng thu, tiết kiệm chi, ưu
tiên giảm bội chi NSNN, bảo đảm bội chi NSNN trong phạm vi đã được QH quyết
định (cả số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm với GDP), để không vượt trần nợ công,
nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Trước đó, trong phiên
thảo luận ở Hội trường về nội dung này, một số ĐBQH đã lưu ý về hiện tượng số
chi chuyển nguồn năm 2015 còn lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng NSNN. Tán thành ý
kiến này của ĐBQH, UBTVQH cũng nhấn mạnh, trong điều kiện nguồn thu ngân sách
năm 2015 còn khó khăn, Chính phủ phải đi vay để bù đắp bội chi và trả nợ, thì
số chi chuyển nguồn lớn thể hiện sự lãng phí trong quản lý và sử dụng nguồn lực
NSNN. Do đó, UBTVQH đề nghị, Chính phủ tăng cường chỉ đạo công tác quản lý,
điều hành NSNN để giảm dần tình trạng chi chuyển nguồn lớn. Xử lý nghiêm các cơ
quan, đơn vị thực hiện sai quy định về chuyển nguồn, bảo đảm NSNN được sử dụng
hiệu quả và chặt chẽ.
Phải trình Báo cáo nghiên
cứu khả thi
Tiếp đó, QH đã nghe Chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp
thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành Dự án
thành phần.
QH đã biểu quyết thông
qua Nghị quyết về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành Dự án thành phần, với tỷ
lệ 82,08% số ĐBQH có mặt tán thành, còn 8,35% ĐBQH không tán thành.
|
|
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo
giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết
|
|
Ảnh: Quang Khánh
|
|
Nghị quyết nêu rõ: Nội
dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không
quốc tế Long Thành được tách thành Dự án thành phần (Dự án thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành). Diện tích đất thu
hồi bao gồm
Tuy nhiên, Chính phủ sẽ
chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng
không quốc tế Long Thành, để báo cáo QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4
tới. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày QH thông qua.
Hạn chế chuyển giao sản
phẩm tạo bằng phương pháp biến đổi gen
Dự thảo Luật Chuyển giao
công nghệ (sửa đổi) được QH thông qua với tỷ lệ 93,28% số ĐBQH có mặt tán thành.
Theo đó, Luật hạn chế
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong
nước trong một số trường hợp. Trong đó, có công nghệ, máy móc, thiết bị kèm
theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển.
Sử dụng hóa chất độc hại, hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đặc biệt, các sản phẩm tạo bằng phương pháp biến
đổi gen, hay có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức
xã hội cũng được hạn chế chuyển giao.
Luật cũng quy định về một
số loại công nghệ cấm được chuyển giao từ nước ngoài vào nước ta. Đó là công
nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển KT-XH; ảnh hưởng xấu đến
QP-AN, trật tự và an toàn xã hội. Công nghệ, máy móc, thiết bị kèm theo
công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang
phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng bị
cấm chuyển giao.
Đăng ký xếp hạng cơ sở
lưu trú du lịch theo nguyên tắc tự nguyện
Dự thảo Luật Du lịch (sửa
đổi) được QH thông qua với tỷ lệ 89,21% số ĐBQH có mặt tán thành.
Một trong những điểm mới
của Luật Du lịch (sửa đổi) lần này là quy định về sự tham gia của cộng đồng dân
cư trong phát triển du lịch. Theo đó, cộng đồng dân cư có quyền tham gia và
hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
vệ sinh môi trường. Cộng đồng dân cư cũng sẽ được tạo điều kiện để đầu tư phát
triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân
gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục
vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân địa phương.
Đối với việc đăng ký xếp
hạng cơ sở lưu trú du lịch, Luật quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ
lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Giải trình về việc vẫn giữ nguyên tắc tự nguyện
đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý
dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình trình bày nêu rõ, việc thực hiện xếp hạng
cơ sở lưu trú du lịch theo nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tôn
trọng, bảo vệ lợi ích, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng để bảo
đảm chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch, Luật quy định: Trước khi được đưa vào
kinh doanh, cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật
chất, kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch (điểm c khoản 1 Điều 49).
Dự thảo Luật Thủy lợi
(sửa đổi) được QH thông qua với 93,08% số ĐBQH có mặt tán thành.
Chiều cùng ngày, QH họp
riêng, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước
hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào về
việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào; Nghị
quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước
CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào.
Theo daibieunhandan