Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và 48 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 2-9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch. (Ảnh: TRÍ DŨNG -TTXVN).

Tại Nhà 67 - nơi Bác Hồ từng sống và làm việc trong những ngày tháng cuối cùng trước khi về cõi vĩnh hằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành kính dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Nói chuyện với cán bộ, nhân viên Khu di tích, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh anh chị em đã làm tốt nhiệm vụ được giao, giữ gìn, bảo quản những hiện vật, tư liệu quý báu về Bác Hồ và giới thiệu đến đông đảo quần chúng nhân dân về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác.

Đặc biệt, năm nay tập thể cán bộ, nhân viên Khu di tích đã thiết thực học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lựa chọn và tập trung thực hiện chủ đề: Học tập và làm theo phong cách ngoại giao của Bác bằng những công việc cụ thể hằng ngày, từ phong cách tiếp khách, thái độ, cách ứng xử với đồng bào, chiến sĩ và du khách quốc tế đến tham quan Khu di tích.

Tổng Bí thư vui mừng được biết từ đầu năm đến nay, Khu di tích đã đón tiếp 2,376 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, lượng khách cao nhất từ trước đến nay. Ngay trong sáng 2-9, bà con và du khách quốc tế vào Lăng viếng Bác, tham quan Khu di tích rất đông. Đồng bào và du khách đến đây để tỏ lòng kính trọng, biết ơn công lao trời biển của Bác, cầu mong đất nước phát triển thái bình, thịnh vượng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Đón mừng Tết Độc lập năm nay, đất nước ta tiếp tục giữ vững ổn định chính trị xã hội, tăng cường công tác đối ngoại cả trên bình diện song phương và đa phương, vai trò, vị thế đất nước ngày càng cao; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được những kết quả quan trọng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Quan trọng nhất là lòng dân, không khí trong dân phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Thành kính tưởng nhớ và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến cuốn sách "Đường kách mệnh” xuất bản năm 1927, là tập hợp các bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Tổng Bí thư chỉ rõ, không phải ngẫu nhiên cuốn sách được công nhận là bảo vật quốc gia, đây là cuốn sách gối đầu giường, là cẩm nang cho những người làm cách mạng Việt Nam, cho cả nhân dân Việt Nam, là viên đá tảng đặt nền móng cho tư tưởng, lý luận cơ bản của cách mạng nước ta.

Với phong cách giản dị, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, trong cuốn sách Bác viết: Cách mạng là gì? Vì sao phải làm cách mạng? Trên thế giới người ta đã làm những cách mạng gì rồi? Cuộc nào thành công, cuộc nào thất bại, vì sao? Ở nước ta thì nên làm thế nào? Đối tượng cách mạng là gì? Lực lượng cách mạng là ai? Mục tiêu cách mạng là gì? Đó là phải làm cho đất nước được độc lập, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Làm cách mạng thì trước hết phải có Đảng lãnh đạo, người cầm lái có vững thì cách mạng mới thành công. Và Đảng phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, phải có lý luận, có học thuyết, không có chủ nghĩa thì như người không có trí không. Người chỉ rõ: Học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng lẽ phải nhất, chắc chắn nhất, cách mạnh nhất chính nhất là chủ nghĩa Marx-Lenin.

Lực lượng cách mạng gồm trí, nông, công, thương, trong đó giai cấp công nhân làm nòng cốt, phải xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, rồi liên hệ với quốc tế, phải được bạn bè quốc tế giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình. Rồi Bác viết người cách mạng là thế nào? Tư cách của người cách mạng ra sao?, đồng thời nhấn mạnh phải có đạo đức cách mạng, chỉ ra 23 yêu cầu cụ thể, đó là không được tư lợi, không háo danh, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đặc biệt là chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân… Trong giai đoạn cách mạng mới của Đảng, của dân tộc, càng phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng, đường lối của Đảng, với con đường mà Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Tổng Bí thư mong muốn anh chị em cán bộ, nhân viên Khu di tích, bằng công việc hằng ngày, kể những câu chuyện cụ thể về Bác Hồ, qua đó chuyển tải và làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác lan tỏa sâu rộng trong đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế mỗi khi về viếng Người. Đồng thời, mỗi cán bộ, nhân viên Khu di tích cần không ngừng rèn luyện, phấn đấu trong công tác và cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là những người đi đầu trong việc học tập và làm theo Bác.

Tiếp đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm ao cá Bác Hồ, gặp gỡ, nói chuyện thân mật với người dân và du khách đến tham quan Khu di tích.

Theo TTXVN

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục