(HBĐT) - Tại báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 29 của BTV Tỉnh ủy đánh giá: Người đứng đầu một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa thực sự chú trọng việc lãnh chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 29; tác phong, lề lối làm việc của một số cán bộ chưa khoa học, giao tiếp chưa chuẩn mực; việc phát hiện, nghiêm khắc xử lý các sai phạm theo Chỉ thị số 29 chưa nhiều và nhất là công tác cải cách hành chính ở một vài lĩnh vực còn chậm, biểu hiện nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân. Trong khi đó do sự tác động của kinh tế thị trường, sự phát triển của mạng internet, hiện tượng CB, CC, VC vi phạm pháp luật, đạo đức diễn biến phức tạp; sử dụng mạng xã hội thiếu kiểm soát… gây ra những tác động tiêu cực đến hình ảnh người cán bộ, đảng viên, làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan, tổ chức, đơn vị. Những tồn tại rất nêu trên đáng lưu tâm mà trong 3 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 29 chưa giải quyết được rốt ráo.


Trách nhiệm người đứng đầu và cải cách hành chính - điểm yếu của việc thực hiện Chỉ thị số 29

Trao đổi với chúng tôi về những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện Chỉ thị số 29, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thẳng thắn nhìn nhận: "Một số cấp ủy Đảng, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động CB,CC,VC thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU. Công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU thực hiện chưa sâu sát, thường xuyên, số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát chưa nhiều. Do đó, ý thức tự giác từ người đứng đầu cho đến một số cán bộ, đảng viên chưa cao; trách nhiệm, hiệu quả việc thực thi công vụ còn thấp, tác phong, lề lối làm việc chưa khoa học, chưa thực sự gương mẫu trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính”.


Đồng chí Bùi Thị Thu, Phó Bí thư TT Huyện ủy Yên Thủy trực tiếp kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 29 tại bộ phận "một cửa” thị trấn Hàng Trạm.

Về vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu, thực tế cho thấy, từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có những đồng chí đứng đầu cấp ủy vi phạm quy định và bị nhắc nhở, xử lý ở các mức độ khác nhau. Cụ thể như đồng chí Lê Xuân Huynh, nguyên là ủy viên BCH Đảng bộ huyện Lạc Thủy khóa XXIII, Bí thư Đảng ủy xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy khóa XXIII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã bị kỷ luật bằng hình thức "cách chức”; đồng chí Nguyễn Đức Thọ, nguyên quyền Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đà Bắc bị kỷ luật bằng hình thức "cảnh cáo”; đồng chí Bùi đồng chí Đinh Công Cảnh, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác quản lý cán bộ và quản lý tài chính, tài sản cơ quan nên đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức "cảnh cáo”… Thực tế này đã tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín cá nhân cũng như cơ quan, đơn vị, chính quyền. Tuy nhiên, đây là những vi phạm liên quan đến người đứng đầu đã được UBKT Đảng các cấp chỉ rõ, thực tế là vì việc phê bình và tự phê bình vẫn còn nể nang, hình thức, né tránh nên trách nhiệm của người đứng đầu tại nhiều cơ quan, đơn vị chưa được đánh giá chính xác, khách quan; vai trò "tiên phong, đi đầu, gương mẫu” còn mờ nhạt.

Một trong những vấn đề liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu đó chính là thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị. Đây cũng là hạn chế bộc lộ rõ nhất trong việc thực hiện Chỉ thị số 29 trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua. Ví dụ điển hình như theo Báo cáo số 99 của UBND tỉnh ngày 1/6/2017 về "Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh” thì "77% hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai đang giải quyết đã quá hạn trả hồ sơ”. Con số "biết nói” này đã thể hiện những bất cập nếu không muốn nói là "thực tế nhức nhối” đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt là lĩnh vực đất đai. Đáng lưu ý, đất đai cũng là nguyên nhân chính của các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua gây mất trật tự an toàn xã hội.

Trò chuyện với chúng tôi sau khi vừa hoàn thành xong thủ tục chuyển nhượng đất, ông Nguyễn Duy Hùng (tổ 25, phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình) cho biết: Tôi thấy lãnh đạo cơ quan cần phải sát sao với công việc của nhân viên. Sau khi giao việc phải kiểm tra mức độ hoàn thành, nếu chưa đảm bảo phải điều chỉnh ngay. Tránh tình trạng để người dân phải đi lại quá nhiều lần, tốn thời gian, công sức. Nếu như người đứng đầu gương mẫu, sát sao với công việc, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ thì cán bộ không thể nào nhũng nhiễu hoặc gây phiền hà cho nhân dân được. Người dân chúng tôi có biết đến Chỉ thị số 29 và nhận thấy thay đổi lớn nhất có lẽ là việc hạn chế bia, rượu, thuốc lá; cán bộ đi làm đúng giờ, đeo thẻ ngồi tiếp dân đúng quy định. Tuy nhiên về thực tế chất lượng giải quyết công việc vẫn chưa thực sự thấy có nhiều chuyển biến.

ý kiến của ông Hùng cũng tương đồng với ý kiến của khá nhiều người dân khi đánh giá về kết quả của việc thực hiện Chỉ thị số 29. Dường như Chỉ thị số 29 mới giải quyết được bề nổi và hình thức của vấn đề kỷ luật, kỷ cương hành chính và nếp sống văn minh, văn hóa nơi công sở. Điều mà người dân kỳ vọng hiện nay chính là những biến chuyển thực sự về "chất” của CB, CC, VC trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao.

Kỳ vọng tạo nên sự thay đổi về ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ

CB, CC, VC đã thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, nếp sống văn minh, văn hóa nơi công sở, đó là thành công ban đầu rất đáng ghi nhận của thực hiện Chỉ thị số 29. Tuy nhiên, mục tiêu bao trùm của Chỉ thị chính là việc tạo nên sự thay đổi thực sự về "chất”, về ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Thị Thu, Phó Bí thư TT Huyện ủy Yên Thủy cho biết: Chỉ thị số 29 đã tạo nên những chuyển biến rất tích cực về kỷ cương hành chính, văn minh công sở. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, điều quan trọng nhất là cán bộ đến cơ quan, ngồi trước máy tính nhưng họ làm gì? Có sử dụng thời gian hành chính để giải quyết công việc không hay làm việc riêng? Nhất là thời gian gần đây, khi mạng xã hội phát triển, nhiều cán bộ đến cơ quan cắm cúi trên máy tính nhưng thực ra là đang vào zalo, facebook nhắn tin trò chuyện việc cá nhân. Thậm chí nhiều đồng chí cán bộ còn truy cập, đăng tải, bình luận, chia sẻ các thông tin, hình ảnh trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức xã hội hoặc chưa được kiểm chứng, không chính xác, không trung thực... gây ra những tác động tiêu cực.

Trước thực tế đó, ngày 30/8/2017, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 279-CV/TU về việc "chấn chỉnh đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức”. Nội dung chính của công văn là tập trung giải quyết kịp thời tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức chưa đề cao trách nhiệm trong thực thi công vụ, ý thức kỷ luật kém, vi phạm các quy định về sử dụng thời gian làm việc.

Trao đổi về nội dung này, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 29, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở. Trước tiên là thực hiện những việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt lưu ý vai trò người đứng đầu. Tiếp tục rà soát, xây dựng các quy chế, quy định về nội quy cơ quan, đơn vị, xây dựng chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ, trong quan hệ công tác và tiếp xúc với tổ chức, nhân dân. Tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm soát cán bộ sử dụng mạng xã hội đúng chuẩn mực. Tăng cường công tác kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ để kịp thời giáo dục, xử lý. Phát huy vai trò cơ quan thông tin đại chúng và người dân trong việc giám sát, phát hiện các vi phạm thực hiện Chỉ thị số 29. Việc thực hiện Chỉ thị số 29 phải là một trong các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm. Đặc biệt chú trọng đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao tính năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp hiệu quả của đội ngũ cán bộ; phát huy hiệu quả cơ chế "một cửa” để tạo chuyển biến thực sự trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc nhằm giải quyết kịp thời các nhu cầu về thủ tục hành chính cho nhân dân, thu hút đầu tư phát triển KT – XH.


Dương Liễu

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục