Chiều qua, lần đầu tiên, phiên thảo luận của QH về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được phát thanh, truyền hình trực tiếp đến cử tri và nhân dân cả nước. Ghi nhận những chuyển biến tích cực trong công tác này năm 2017, song các ĐBQH cũng chỉ rõ, phương thức hữu hiệu nhất để bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân chính là đối thoại. Nghe dân nói và nói cho dân nghe. Đẩy mạnh thực hiện phương thức này sẽ giúp "hạ nhiệt” những băn khoăn, bức xúc trong dân và từ đó, tìm được hướng giải quyết thấu đáo nhất.

10 vụ khiếu nại, tố cáo chỉ có 1 vụ đúng?

Nhiều ĐBQH đánh giá, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 đã có những chuyển biến rất tích cực. Khiếu nại tố cáo đã giảm trên hầu hết các tiêu chí, cả về số lượt công dân đến trụ sở tiếp công dân của cơ quan hành chính (giảm 8,5%), số đơn khiếu nại, tố cáo (giảm 8,9%) đến số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước (giảm 14,8%)... Theo ĐBQH Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu), kết quả này là nhờ các ngành, các cấp đã có nhiều chủ trương, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, việc kiểm tra, rà soát các vụ việc phức tạp đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; trong đó, phải ghi nhận đóng góp tích cực của ngành thanh tra, cơ quan chính trong việc tham mưu, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Tuy nhiên, một số ĐBQH còn băn khoăn khi diễn biến các vụ việc khiếu nại tố cáo vẫn còn phức tạp, gay gắt, khó lường. Đáng buồn là, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp còn nhiều, số đoàn khiếu nại tố cáo đông người đã tăng lên 10,2% so với năm 2016. "Chúng ta không khỏi đau xót khi chứng kiến, khiếu nại, tố cáo dai dẳng từ năm này sang năm khác, từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác. Thậm chí, người khiếu nại đã mất và người con lại là người tiếp tục đi khiếu nại”, ĐBQH Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) day dứt.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phát biểu tại hội trường


Đi sâu vào phân tích các con số, ĐBQH Dương Minh Tuấn chỉ rõ, Báo cáo của Chính phủ có nêu, tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt trên 83,9%. Con số này tuy cao hơn các năm trước, nhưng lại chưa đạt mục tiêu đề ra là 85%. Trong số các vụ việc khiếu nại, Báo cáo của Chính phủ cũng chưa làm rõ, tỷ lệ bao nhiêu phần trăm các vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng thời hạn; bao nhiêu phần trăm được giải quyết bằng hình thức quyết định; bao nhiêu vụ khiếu nại tố cáo được trả lời bằng văn bản, chuyển đơn, thông cáo… Và bao nhiêu vụ đã chấm dứt không còn khiếu nại, tố cáo.

Cũng trong báo cáo của Chính phủ cho thấy, tỷ lệ đơn khiếu nại sai xấp xỉ 75%; tỷ lệ khiếu nại có đúng, có sai là 25% (trong đó, khiếu nại đúng hoàn toàn chỉ khoảng 20%). Tương tự, nội dung tố cáo sai là 72%, tố cáo có đúng có sai là 28% (tố cáo đúng hoàn toàn chỉ chiếm 10,5%). Cũng có nghĩa là, cứ 20 vụ khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền sẽ có 5 vụ vừa đúng, vừa sai; 10 vụ khiếu nại, tố cáo thì chỉ có 1 vụ đúng hoàn toàn?

Các ĐBQH mong muốn, Chính phủ phải chỉ rõ về chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được những gì, chưa đạt được những gì, thay vì những con số mang tính chất tổng hợp như vậy.

Đối thoại với dân - phép thử với năng lực cán bộ

Một thiếu sót nữa trong Báo cáo của Chính phủ cũng được ĐBQH lưu ý, đó là chưa nhìn nhận đúng và trúng tình trạng thiếu sâu sát với nhân dân, chưa lắng nghe và đối thoại với người dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức. ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội) dẫn chứng, các báo cáo và chuyên đề nghiên cứu về khiếu nại, tố cáo và an ninh nông thôn đã chỉ ra rằng, hầu hết vụ việc phức tạp, điểm nóng đều phát sinh từ cơ sở. Việc trong dân thì xảy ra hàng ngày, việc nhỏ có, việc lớn có, từ việc bình thường đến việc bức xúc, phức tạp. Vì vậy, cán bộ cơ sở phải luôn sâu sát, gần dân, sớm nắm bắt vấn đề trong dân, lắng nghe, chia sẻ và đối thoại với nhân dân ngay từ khi vụ việc mới manh nha.

Đối thoại vốn được quy định là hình thức người có thẩm quyền ngồi với dân, để giải quyết công việc của dân, giải thích, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, nghe dân nói, nói cho dân nghe, hòa giải, phòng ngừa từ xa các vướng mắc, mâu thuẫn, điểm nóng trong nhân dân, nghe sáng kiến của dân, giúp dân. Ở chiều ngược lại, khi được lắng nghe và giải thích, người dân cũng sẽ tin tưởng vào chính quyền hơn.

ĐB Ngọ Duy Hiểu cũng nhắc lại những ví dụ điển hình về đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân như: Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường chủ trì cuộc đối thoại với 300 tiểu thương đã giúp tiểu thương yên lòng, khép lại vụ việc phức tạp kéo dài hơn 1 năm qua. Hay Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng lãnh đạo ban, ngành đối thoại với dân đã làm cho điểm nóng được hạ nhiệt, giải quyết thành công nhiều vụ việc khiếu nại tố cáo của công dân.

Đối thoại giữa chính quyền và nhân dân, giữa cán bộ thực thi công vụ với người dân có tác động lan tỏa như vậy, nhưng dường như, nhiều địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến phương thức này. ĐBQH Âu Thị Mai (Tuyên Quang) chỉ rõ, trong 9 tháng năm 2017, chỉ có 17 tỉnh có người đứng đầu trực tiếp tiếp công dân và đối thoại với công dân; 13 tỉnh, người đứng đầu ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân; các địa phương còn lại chỉ giao cho các cơ quan chuyên môn tiếp công dân.

Các ĐBQH cho rằng, lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan hành chính các địa phương phải thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân; xử lý nghiêm cán bộ không thực hiện tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. Phải coi đây là một trong những nội dung công tác phải kiểm điểm trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, kiểm điểm đảng viên vào cuối năm. Đồng thời, cần sớm luật hóa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, về trách nhiệm đối thoại của người đứng đầu chính quyền, nhất là UBND cấp huyện, cấp xã đối với Nhân dân định kỳ mỗi năm một lần, ĐB Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Không phải ai cũng có năng lực đối thoại với dân, đối thoại còn là phép thử đối với cán bộ. Cán bộ có năng lực yếu, bản lĩnh không vững vàng, không nắm chắc công việc sẽ rất sợ đối thoại với dân. Cán bộ ở cơ sở không giữ gìn, rèn luyện phẩm chất cũng khó ngồi với dân vì buổi đối thoại có thể là diễn đàn để dân phê bình, tố cáo cán bộ, thậm chí chính với người đang chủ trì đối thoại. Nhưng đối thoại là phương thức hữu hiệu nhất để bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nghe dân nói và nói cho dân nghe. Niềm tin, mối quan hệ khăng khít giữa người dân và chính quyền cũng sẽ từ đối thoại, từ lắng nghe mà được củng cố bền chắc. Dân tin, dân ủng hộ thì làm việc gì cũng thành công. 

 

                                                      TheoDaibieunhandan

Các tin khác


Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các loại tội phạm

Ngày 7-11, buổi sáng, các đại biểu QH làm việc tại hội trường, tiếp tục thảo luận các báo cáo: Công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tối cao năm 2017; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2017. Buổi chiều, QH thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của QH, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân năm 2017.

Đại hội Công đoàn Giáo dục tỉnh Hòa Bình lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022

(HBĐT) - Ngày 7/11, Công đoàn Giáo dục tỉnh đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Dự Đại hội có lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Sở GD –ĐT tỉnh.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Yên Hòa 1, xã Yên Mông

(HBĐT) - Sáng 07/11, nhân kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2017), nhân dân xóm Yên Hòa 1, xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng chí Quách Tùng Dương, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hòa Bình cùng các đồng chí lãnh đạo UB MTTQ Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Thành ủy, UBND thành phố, UB MTTQ Việt Nam thành phố Hòa Bình đã tới dự và chung vui ngày hội.

Kiểm tra việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với Đảng ủy công an huyện

(HBĐT)-Thực hiện Quy chế phối hợp số 01-QCPH/UBKT, ngày 29/2/2015 giữa UBKT Đảng ủy Công an tỉnh Hòa Bình và UBKT Huyện ủy Kim Bôi về phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020. Vừa qua, UBKT Huyện ủy Kim Bôi đã tiến hành kiểm tra việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Đảng ủy Công an huyện Kim Bôi.

“Cách mạng tháng Mười như mặt trời chói lọi”

(HBĐT) - Cách mạng tháng Mười Nga đã qua 100 năm - vừa tròn một thế kỷ. Dù thăng trầm nhưng nhân loại vẫn mãi nhớ Cách mạng tháng Mười. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Giống như mặt trời chói lọi - Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người từ trước tới nay chưa có một cuộc cách mạng có ý nghĩa sâu xa như vậy”. (1)

Hỗ trợ hội viên - hoạt động giúp nâng cao vai trò của Hội Nông dân các cấp

(HBĐT) - Đến thời điểm này, toàn tỉnh có khoảng 54.300 lượt hộ nông dân được vay vốn gần 2.000 tỷ đồng thông qua các dịch vụ nhận ủy thác của Hội Nông dân (HND) các cấp với hệ thống ngân hàng và trên 20 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân. Đó là những con số thuyết phục cho thấy phần nào hiệu quả hoạt động của HND trong nỗ lực triển khai các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Theo đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Chủ tịch HND tỉnh: Chính những hoạt động hỗ trợ hội viên đã tạo được sức hút quan trọng giúp HND tập hợp được đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức Hội, đồng thời giúp nâng cao vai trò của HND trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục