(HBĐT) - Vận dụng tư tưởng tư tưởng Bác Hồ lấy dân làm gốc, gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân, thực hiện quy chế dân chủ theo phương châm "dân biết dân, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đang được cấp ủy, chính quyền các cấp, các đơn vị, tổ chức hiện thực hóa các chủ trương, chính cách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh để giải quyết những vấn đề từ thực hiện phát sinh. Qua đó, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trong suốt thời gian qua.


 


Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thị sát thực tế công tác dân vận chính quyền trong dồn điền đổi thửa tại xóm Minh Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy.


UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành tạo điều kiện cho người dân tiếp cận quy hoạch phát triển công nghiệp, KCN trên địa bàn.

Yên Thủy là địa phương thực hiện thành công và có quy mô chủ trương dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) đất nông nghiệp. Qua 4 năm thực hiện, trên địa bàn huyện đã có 36 xóm của 6 xã thực hiện thành công DĐĐT mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân. Các xóm, xã đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm 65%, mỗi hộ chỉ còn từ 1-3 thửa, hình thành những thửa ruộng, những cánh đồng lớn, kết hợp xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng theo quy hoạch nông thôn mới được duyệt, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, từ đó nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho nông dân. Diện tích đất 5%, đất dãn dân, đất nghĩa trang được quy hoạch tập trung thuận tiện cho việc quản lý. 100% diện tích đất đã dồn điền, đổi thửa được cơ giới hóa khâu làm đất, khâu thu hoạch lúa. Chi phí sản xuất đã giảm 10 triệu đồng/ha/năm.

Ông Vũ Quỳnh Thanh, Trưởng xóm Ninh Hòa, xã Yên Trị cho biết: Chủ trương DĐĐT được quán triệt sâu rộng đến tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xóm đã tổ chức hàng chục buổi họp với người dân xây dựng phương án chia lại ruộng đất, phương án dồn điền đổi thửa. Hộ nào ở khu vực đất xấu thì chia tăng diện tích hơn, khu vực thuận lợi thì diện tích giảm. Xóm có 40 ha đất ở 5 xứ đồng, từ chỗ có những hộ có tới 17 thửa, thửa lớn tới 1.400 m2, nhỏ 50 m2. Đến nay, trung bình mỗi hộ chỉ còn từ 1-2 thửa, đồng ruộng được tổ chức ngăn nắp thuận tiện cho sản xuất.

Đồng chí Bí thư huyện ủy Yên Thủy Bùi Trung Kiên cho rằng: Trước hết DĐĐT là chủ trương đúng đắn, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra trong xây dựng NTM, phát triển sản xuất, phù hợp với nguyên vọng của người dân. Tuy nhiên, DĐĐT là công việc phức tạp vì liên quan đến đất đai và quyền lợi người dân. Trong quá trình thực hiện người dân được công khai chủ trương, phương án DĐĐT được nhân dân bàn bạc kỹ, thống nhất theo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã phát huy sức nguồn lực, sức sáng tạo trong dân để xây dựng NTM. Ruộng đồng được tổ chức quy hoạch lại, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, đưa cơ giới vào sản xuất để thúc đẩy sản xuất, từng bước hình thành vùng sản chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững gắn với, xây dựng NTM. Từ thành công của trong công tác DĐĐT, Yên Thủy đang tiếp tục phát huy những bài học về trọng dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ để giải quyết những vấn đề như giải phóng mặt bằng, vệ sinh môi trường, xây dựng NTM. Từ năm 2013 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện không nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dồn điền, đổi thửa.

Huyện Kỳ Sơn tạo được thành công đáng ghi nhận trong việc vận dụng tư tưởng Bác Hồ để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thành công tác GPMB đường Hòa Lạc- TP HB. Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn cho biết: Đường Hòa Lạc- TP Hòa Bình qua huyện dài 16,32 km, qua 5 xã và thị trấn với khoảng 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng. GPMB dự án rất nhạy cảm và phức tạp, thực tế phát sinh rất nhiều vấn đề cần phải xử lý như xác định nguồn gốc đất, xác định đơn giá đền bù, xây dựng phương án bồi thường; thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ hộ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; hỗ trợ tái định cư tại chỗ, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề…

Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong GPMB xuất phát từ thực tế đòi hỏi, Huyện đã huy động cả hệ thống chính trị, phát huy năng lực, đề cao tính trung thực, tiền phong gương mẫu, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần "dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”, tổ chức đối thoại với người bị ảnh hưởng, tháo gỡ khó khăn công tác GPMB. Các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, các văn bản của Trung ương, của tỉnh và địa phương có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng được triển khai sâu rộng tới nhân dân. Các quy trình trong GPMB, thu hồi đất được thực hiện nghiêm túc. Tất cả các quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được niêm yết công khai theo quy định. Mục tiêu của việc công khai, thảo luận để đạt tới kết quả cuối cùng là sự đồng thuận về số liệu, cách làm, cách giải quyết của người có đất bị thu hồi trước khi phương án được phê duyệt. Huyện tổ chức họp, đối thoại với người dân nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, tổ chức truyên truyền vận động; vận dụng cơ chế, chính sách bảo đảm tối đa quyền lợi của người bị ảnh hưởng để đi đến thống nhất phương án bồi thường GPMB. Với cách làm tập trung, thống nhất, công tác GPMB cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra. Các dự án trên địa bàn không gặp phải những trở ngại lớn, chưa có dự án không thực hiện đầu tư được do không đền bù, giải phóng mặt bằng, không có các đơn thư, khiếu nại, tố cáo phức tạp xảy ra, chưa phải áp dụng cưỡng chế bảo vệ thi công khi thực hiện giải phóng mặt bằng.

Tư tưởng của Bác Hồ về "trọng dân”, " vì dân” được vận dụng và tạo được chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Công tác lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành xã hội được nâng cao. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các địa phương đã thực hiện việc công khai cho nhân dân biết những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhân dân. Nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm, phong cách làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ, đảng viên trong tiếp xúc với nhân dân được nâng lên theo hướng "Trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, đã khắc phục một phần tệ nạn quan liêu, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã huy động tốt nguồn lực trong dân để xây dựng NTM với tổng kinh phí lên tới hàng nghìn tỷ đồng, đến nay, cả tỉnh đã có 50 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM. Bộ máy chính quyền các cấp nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, ý thức trách nhiệm trước công cuộc đổi mới, chú trọng tới hiệu quả, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ về những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai đầy đủ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận, tìm hiểu các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch đất đai, xây dựng đô thị...Những giải pháp cụ thể này đang mạng lại cơ hội mới cho quê hương đổi mới và phát triển.

Mặc dù vậy, trong quá trình vận dụng tư tưởng trọng dân, có trách nhiệm với dân tại một số nơi do chưa có nhận thức đúng, cũng như thực hiện " nửa vời” cũng đang là "lực cản” trong quá trình giải quyết những vấn đề của thực tiễn phát sinh. Chẳng hạn có địa phương không tuân thủ quy trình lấy ý kiến người dân đã xảy ra việc người dân người dân khiếu kiện và phát sinh tình hình mất an ninh trật tự khi để các phương tiện khai thác cát ở hạ lưu sông Đà. Hay như việc không công khai về tình hình thu chi ngân sách để xảy ra buông lỏng quản lý cán bộ dẫn đến xâm tiêu ngân sách, tham ô gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân; hoặc việc không lấy ý kiến nhân dân của cơ quan chức năng đã gây phản ứng không đồng thuận với chủ trương về thu hút đầu tư đã dẫn đến việc phải điều chỉnh đơn giá đề bù GPMB cho sát với thực tế…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã thẳng thắn đánh giá những yếu kém trong thực hiện quy chế dân chú ở cơ sở mà nhìn rộng ra là việc vận dụng tư tưởng trọng dân, vì dân của Bác Hồ trong thời gian qua đó là: Một số cấp uỷ, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện còn có biểu hiện buông lỏng, xem nhẹ, có lúc thiếu kiểm tra, đôn đốc, chưa kịp thời phát hiện tiêu cực, sai sót, nên còn để xảy ra tình trạng mất dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ cơ sở còn hạn chế; chưa nhận thức rõ việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng dẫn đến việc thực thi công vụ còn có biểu hiện thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm, tác phong làm việc quan liêu, cửa quyền, chưa sâu sát và chú ý lắng nghe ý kiến của nhân dân, chưa thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra nhiều giải pháp khăc phục những yếu kém trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong đó tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm quan điểm, tư tưởng trọng dân, gần dân, thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn; đẩy mạnh thực hành dân chủ và bài học về phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh xây dựng và từng bước mở rộng dân chủ, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở cơ sở và trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhằm xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân, giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn phát sinh, góp phần thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.


                                                                                 LC


Các tin khác


Công đoàn các KCN triển khai nhiệm vụ năm 2018

(HBĐT) - Chiều 16/1, Công đoàn các KCN đã tổng kết hoạt động công đoàn năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho đồng chí Bùi Kim Thanh

(HBĐT) - Chiều 16/1, BTV Tỉnh ủy tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho đồng chí Bùi Kim Thanh, nguyên UV BTV Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đảng viên chi bộ 5B, Đảng bộ phường Phương Lâm (TP Hòa Bình). Tham dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo BTC, Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, Đảng ủy phường Phương Lâm.

Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) triển khai công tác năm 2018 và ký kết Quy chế phối hợp công tác

(HBĐT) - Sáng 16/1, tại huyện Yên Thủy, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017; triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 và ký kết quy chế phối hợp công tác. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Đinh Quốc Liêm, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo TAND, VKSND, Cục THADS, Hội Luật gia tỉnh và lãnh đạo huyện Yên Thủy.

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh làm việc với các hội đặc thù tỉnh

(HBĐT) - Sáng 16/1, tại phòng họp A2, Văn phòng Tỉnh ủy, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với các hội đặc thù tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các đồng chí Trưởng Ban tổ chức, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Giám đốc các Sở Tài chính, Nội vụ; LĐTB-XH.

Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh: Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan (KCCQ) tỉnh hiện có 64 đầu mối cơ sở đoàn với 2.161 ĐV-TN. Với chủ đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn”, năm 2017, công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn Khối có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả toàn diện. Các hoạt động phong trào thu hút đông đảo ĐV-TN, công tác tổ chức Đoàn ngày càng đi vào nề nếp. Tuổi trẻ Đoàn Khối đã thể hiện được vai trò xung kích của tuổi trẻ.

Thí điểm sáp nhập thôn, xóm ở xã Phú Lương (Lạc Sơn): Phù hợp với thực tiễn, tạo tiền đề để phát triển

(HBĐT) - Phú Lương là xã đông dân, chia thành nhiều thôn, xóm nên việc sáp nhập không chỉ giúp tinh gọn bộ máy, giảm áp lực về ngân sách mà còn tạo tiền đề cho xã phát triển. Nhận thức được ý nghĩa đó nên ngay từ khi được chọn làm điểm, cấp ủy, chính quyền xã Phú Lương (Lạc Sơn) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và đã được bà con đồng tình ủng hộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục