(HBĐT) - Mang theo niềm hướng khởi, tự hào tìm về nơi "nhóm lên ngọn lửa cách mạng” trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, tháng Tám năm 1945, chúng tôi về thôn Xuân Biều, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) vào những ngày mùa thu tháng tám lịch sử. Ngôi làng xinh xắn, yên bình nằm nép mình bên dòng sông Cầu thơ mộng đang vươn mình mạnh mẽ trong hành trình xây dựng nông thôn mới. Trong vóc dáng của công cuộc hiện đại hóa nông thôn nhưng đáng trân trọng biết bao khi chúng tôi dễ dàng cảm nhận tinh thần Cách mạng tháng Tám năm nào cùng niềm tự hào về vùng quê giàu truyền thống cách mạng vẫn thấm đượm trong ánh mắt, nụ cười và từng câu chuyện kể của người dân Xuân Biều.


Cán bộ thôn Xuân Biều giới thiệu với thế hệ con cháu về những tư liệu, hiện vật trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng năm 1945.

"Nơi đây là đốm lửa nhỏ thổi bùng lên trời lửa cách mạng”, bà Nguyễn Thị Thái, nhiều năm làm Bí thư chi bộ, nay là Trưởng ban công tác mặt trận thôn Xuân Biều bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy. Hướng ánh mắt về dòng sông Cầu êm đềm, bà Thái cho biết: Nơi đây có địa điểm thuận lợi, dưới là dòng sông Cầu rất thuận tiện cho giao thông, trên là làng bản đông đúc có nhiều lùm cây, thuận lợi cho du kích trú ẩn. Cho nên, lực lượng dân quân du kích ở Xuân Biều đã phát triển mạnh từ trước khi nổ ra khởi nghĩa giành chính quyền. Dựa trên cơ sở đấy, các đồng chí lãnh đạo ở T.ư, ở tỉnh đã sớm về Xuân Biều gây dựng cơ sở cách mạng.

Để minh chứng cho câu chuyện về lịch sử hào hùng của quê hương, bà Thái và ông Ngô Đình Lõi, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Xuân Biều đưa chúng tôi tới thăm đình làng, địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc kháng chiến. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý giá. ông Lõi giới thiệu: Từ năm 1940, chi bộ Đảng Hiệp Hòa đã ra đời. Năm 1942, đồng chí Ngô Thế Sơn là Xứ ủy viên Bắc Kỳ đã về đây gây dựng cơ sở. Đồng chí đến Xuân Biều giác ngộ quần chúng, vận động tá điền đấu tranh chống chủ thầu, xây dựng cơ sở, tạo thế liên hoàn từ Bắc xuống Nam huyện. Ngay từ đó, ở Xuân Biều nhiều đoàn thể được thành lập như tổ chức thanh niên cứu quốc, phụ nữ, phụ lão, nhi đồng cứu quốc, thu hút đông đảo quần chúng tham gia hoạt động.

Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp chiếm Đông Dương. Đảng ta nhận định, thời cơ cách mạng đã đến, Ban Thường vụ T.ư Đảng họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) từ ngày 9 – 12/3/1945 đã ban hành Chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đảng ta quyết tâm lãnh đạo phát động nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Chiều 12/3/1945, sau khi họp Ban Thường vụ T.ư Đảng, đồng chí Lê Thanh Nghị, chính trị viên phong trào chống Nhật của Bắc Giang, Bắc Ninh… và đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh, Bí thư Ban cán sự Đảng Bắc Giang trên đường về Hiệp Hòa chỉ đạo phong trào, khi đến Xuân Biều thấy chính quyền phong kiến, tay sai hoang mang cao độ, cán bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân thì sôi sục khí thế đấu tranh, sẵn sàng chờ lệnh để hành động. Chớp thời cơ, các đồng chí thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy chỉ đạo mặt trận Việt Minh, quyết định vận động quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền, tập hợp lực lượng buộc hào lý trình diện, giao nộp bằng triện, giấy tờ, sổ sách và tuyên bố thủ tiêu chính quyền cũ.

Ngày 12/3/1945 đã trở thành mốc son lịch sử chói lọi của tỉnh Bắc Giang nói chung và thôn Xuân Biều nói riêng. Chính tại đình làng đã diễn ra cuộc mít tinh và khởi nghĩa giành chính quyền ở cấp xã đầu tiên trong cả nước, mở đầu phong trào kháng Nhật cứu nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Trong ngày lịch sử đó, gần 700 cán bộ tự vệ và quần chúng được trang bị vũ khí thô sơ dự mít tinh tại đình làng và chứng kiến sự ra mắt của chính quyền cách mạng. Đêm 12/3, rạng sáng 13/3/1945, ủy ban dân tộc giải phóng Xuân Biều, Trung Định đã huy động hàng nghìn quần chúng và tự vệ phá kho thóc Nhật, đánh đuổi bọn lính và chia tài sản cho dân nghèo.


Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, năm 1994, đình làng Xuân Biều, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Cầm trên tay những vũ khí thô sơ còn được lưu giữ tại đình làng, ông Ngô Đình Lõi xúc động chia sẻ: Những điều T.ư Đảng vừa quyết định đã nhanh chóng trở thành sự thực trên mảnh đất Xuân Biều. Không tự hào sao được khi chúng tôi được sống ở vùng quê đầu tiên và sớm nhất trong cả nước giành được tự do. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Xuân Biều như tiếng sấm vang cổ vũ khí thế vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Với ý nghĩa lịch sử đáng trân quý và giá trị văn hóa lâu đời, năm 1994, đình làng Xuân Biều đã vinh dự được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Tuy nhiên, hơn 20 năm được đón nhận danh hiệu cao quý nhưng cán bộ và nhân dân thôn Xuân Biều vẫn đau đáu niềm mong mỏi Di tích lịch sử cấp quốc gia này được quan tâm và biết đến nhiều hơn để nơi đây trở thành điểm đến trong hành trình về nguồn của nhân dân cả nước.

Bình Giang


Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục